Doanh nghiệp từ chối nhận bùn, dự án nạo vét sông Đầm Hà bế tắc

Bế tắc dự án nạo vét sông Đầm Buôn - Quảng Ninh
Dự án nạo vét sông Đầm Hà – Cảng Đầm Buôn vẫn đang gặp bế tắc chưa thể triển khai do doanh nghiệp và cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh chưa thống nhất được việc tiếp nhận chất nạo vét.

Dự án nạo vét sông Đầm Hà vẫn bế tắc chưa thể triển khai

Được biết, bến cặp tàu Đầm Buôn là địa điểm tập kết, bốc dỡ vật liệu xây dựng chính để phục vụ cho các dự án ở địa phương. Bến cũng là nơi tập trung nhiều tàu, thuyền của ngư dân mua bán, trao đổi thuỷ sản, đồng thời là khu vực neo đậu, tránh, trú bão thường xuyên cho hàng trăm phương tiện của huyện và một số địa phương lân cận như huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà.

Cảng Đầm Buôn bị bồi lắng nên những ngày thuỷ triều chỉ có phương tiện nhỏ vào neo, đậu
Cảng Đầm Buôn bị bồi lắng nên những ngày thuỷ triều chỉ có phương tiện nhỏ vào neo, đậu

Vào năm 2010, UBND tỉnh Quảng Ninh đã triển khai đầu tư nâng cấp bến này với số tiền trên 13 tỷ đồng. Dự án được triển khai gồm bến sà lan tải trọng 280 tấn và một bến cá cho tàu 135CV. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, bến này đã không phát huy được công năng theo thiết kế ban đầu, bởii lẽ, luồng vào cảng đã bị bồi lắng nghiêm trọng từ nhiều năm nay, dẫn đến tàu có tải trọng trên 100 tấn rất hiếm khi vào được. Thậm chí, chủ phương tiện cố vào cảng thì không bị sứt chỗ nọ thì cũng bị sẹo chỗ kia. Vào những ngày thuỷ triều xuống sâu thì bến Đầm Buôn là chốn “nội bất xuất, ngoài bất nhập”.

​Doanh nghiệp loay hoay bài toán nạo vét 

Luồng vào bến cặp tàu Đầm Buôn, huyện Đầm Hà kéo dài ra Cửa Hẹp dài gần 7km. Từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh đã liên tiếp có văn bản chỉ đạo các ngành hữu quan của tỉnh phối hợp với huyện Đầm Hà nhanh chóng triển khai dự án nạo vét luồng sông Đầm Hà.

Ngày 16/8/2019, Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh đã có tờ trình về việc tổ chức lập và trình dự án nạo vét luồng sông Đầm Hà và Sở TN&MT tỉnh đã phối hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án này. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trương triển khai nạo vét luồng sông Đầm Hà theo hình thức xã hội hoá có mục đích lưỡng dụng. Đó là khai thông luồng cho tàu, thuyền vào bến Đầm Buôn và lấy vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng của Công ty TNHH khu công nghiệp Texhong Việt Nam (gọi tắt là Công ty Texhong) triển khai dự án trên địa bàn huyện Hải Hà.

Tuy nhiên, dù đã có nhiều cuộc làm việc, nhưng đến nay Công ty Texhong và cơ quan chức năng của Quảng Ninh vẫn chưa thống nhất được việc tiếp nhận chất nạo vét. Vì Công ty Texhong đã có công văn gửi cơ quan có thẩm quyền của Quảng Ninh với nội dung: Công ty chỉ đồng ý tiếp nhận chất nạo, vét là cát sông, đá, sỏi sạch đáp ứng được yêu cầu về chất lượng để san, lấp mặt bằng khu công nghiệp. Công ty không đồng ý tiếp nhận các thành phần nạo, vét không đạt yêu cầu chất lượng vật liệu san lấp như bùn, rác thải…

Cảng Đầm Buôn bị bồi lắng
Cảng Đầm Buôn bị bồi lắng

Trước yêu cầu này của Công ty Texhong, ngày 11/5/2020, Sở TN&MT đã có văn bản cho biết, sản phẩm nạo, vét từ sông Đầm Hà có thể sử dụng để phục vụ san, lấp mặt bằng. Riêng đối với sản phẩm sét pha (20% là bùn cát pha) có thể phơi khô để sử dụng sau khi đã đảm bảo tiêu chuẩn.

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo huyện Đầm Hà cho biết: Yêu cầu của Công ty Texhong về chất lượng vật liệu san, lấp nạo vét được từ luồng sông Đầm Hà để phục vụ dự án Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà là rất khó. Vì tại luồng này, có nhiều loại bùn, rác, nếu chỉ lấy vật liệu đảm bảo chất lượng thì những thứ khác đổ đi đâu?

Giải pháp tối ưu cho dự án nạo vét sông Đầm Hà

Trước những bế tắc trên không chỉ ở dự án nạo vét sông Đầm Hà, mà còn nhiều khu vực cảng khác cũng tương tự, Công ty CP đầu tư Công trình hàng hải Việt Nam – MCIC đã triển khai nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ xử lý và tái chế bùn tiên tiến nhất vào Việt Nam. Đây được coi là bước đột phá nhằm tháo gỡ các nút thắt bất cập trong phát triển kinh tế-xã hội.

Hệ thống xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp được phát triển trên nền tảng cốt lõi là công nghệ trộn bùn mềm với xi măng, sử dụng khí nén hỗ hợp qua đường ống để xử lý bùn thải thành vật liệu san lấp.
Từ khi được đưa vào sử dụng trong thực tế đến nay, giải pháp này đã giúp tháo gỡ tình trạng thiếu hụt vật liệu san lấp, giảm chi phí xây dựng đồng thời góp phần giảm các hoạt động nạo vét và khai thác cát trái phép, nhấn chìm bùn ngoài biển, giảm ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái,..
Hiện nay, công nghệ xử lý bùn nạo vét này đã được thương mại hóa trên phạm vi toàn cầu, do đó có thể coi đây chính là giải pháp tối ưu nhất cho dự án nạo vét sông Đầm Hà.

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/