Sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp được coi là một trong các giải pháp tiết kiệm tài nguyên môi trường, chống sạt lở, giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội. Tại Quảng Ninh, phương án sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp này đang diễn ra rất hiệu quả và được cho là sẽ mang lại kết quả kép cho kinh tế và môi trường của vùng này.
Thiếu hụt đất đá xây dựng – “dư thừa” đất đá đổ thải
Tại tỉnh Quảng Ninh, trung bình mỗi năm phát sinh 150 triệu m3 đất đá thải mỏ, chiếm dụng hàng nghìn hecta đất, ảnh hưởng nghiêm trọng cho môi trường xung quanh.
Các dự án của tỉnh đang càng ngày càng “khát” nguồn vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng, đặc biệt là đất đá. Khu đô thị – du lịch, dịch vụ Bái Tử Long II tại phường Cẩm Trung, thành phố Cẩm Phả có tổng diện tích trên 482 nghìn m2, để thực hiện dự án này phải cần đến khoảng 3,5 triệu m3 đất đá. Tại cầu Cửa Lục 3, một công trình đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh, theo kế hoạch, để san lấp mặt bằng khu vực này dự kiến cần tới 60.000 m3 khối đất đá, tương đương với 1 quả đồi.
Giai đoạn 2021-2025, nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ cho các dự án trên địa bàn vào khoảng 640 triệu m3. Đến năm 2030, dự kiến số lượng này lên tới 1.02 tỷ m3.
Từng bước đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp
Nhận thức được tác hại của việc tồn đọng khối lượng lớn đất đá thải mỏ, UBND Quảng Ninh đã có những chủ trương mới nhằm thay đổi nguồn vật liệu san lấp.
Để khuyến khích việc sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp như:
- Giảm thuế, phí liên quan đến hoạt động khai thác và sử dụng đất đá thải mỏ.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để xử lý và sử dụng đất đá thải mỏ.
Từ đó rất nhiều doanh nghiệp bắt tay vào nghiên cứu nguồn đất đá thải tại các vùng trên địa bàn, ví dụ như: Tập đoàn TTP nghiên cứu nguồn đất đá thải ở bãi thải mỏ Tây Khe Sim, mỏ Tây Lộ Trí; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tập trung khai thác bãi thải mỏ Suối Lại;…
Hơn nữa, theo nghị quyết số 10 ngày 26/09/2022, tỉnh ủy Quảng Ninh đã đặt ra yêu cầu phải có lộ trình chấm dứt khai thác đất, đá đồi tự nhiên làm vật liệu san lấp mặt bằng tại các địa bàn Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn; tập trung sử dụng đất, đá thải mỏ, tro, xỉ thải từ các nhà máy nhiệt điện làm vật liệu san lấp mặt bằng.
Việc khai thác và đưa đất đá thải mỏ vào sử dụng đều được giám sát rất nghiêm ngặt cả về quá trình và chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn vật liệu trước khi được chính thức đưa vào thi công.
Nhờ những chủ trương kịp thời này mà các dự án đã được cung cấp đủ vật liệu xây dựng, hơn nữa đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường.
Hiệu quả kép từ việc sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp
Sử dụng đất đá thải mỏ là một trong số những giải pháp thay thế vật liệu san lấp mang lại hiệu quả cả về kinh tế và môi trường.
-
Hiệu quả kinh tế:
- Tạo nguồn thu nhập cho doanh nghiệp khai thác mỏ: Các doanh nghiệp tập trung khai thác và nghiên cứu tái chế đất đá thải mỏ, từ đó mua bán đất đá thải mỏ cho các đơn vị cần san lấp mặt bằng, tạo thêm nguồn thu nhập.
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển và xử lý đất đá thải: Việc sử dụng đất đá thải mỏ san lấp mặt bằng tại chỗ giúp giảm chi phí vận chuyển và xử lý so với phương án vận chuyển đi xa hoặc xử lý bằng các phương pháp truyền thống.
- Giảm việc khai thác khoáng sản tự nhiên, giảm chi phí bù đắp và khai thác vật liệu.
- Góp phần tăng trưởng nền kinh tế địa phương thông qua việc chuyển giao công nghệ và mua bán vật liệu
-
Tác động đến môi trường:
- Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đất đá thải mỏ đến môi trường: Việc sử dụng đất đá thải mỏ san lấp mặt bằng giúp hạn chế diện tích bãi thải, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.
- Giảm việc khai thác cát, đá tự nhiên: Việc khai thác cát, đá tự nhiên có ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, gây mất cân bằng tài nguyên thiên nhiên.
- Cải thiện cảnh quan: Việc san lấp hố khai thác bằng đất đá thải mỏ giúp cải thiện cảnh quan khu vực khai thác, tạo môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Phòng chống sạt lở: Sử dụng đất đá thải mỏ để gia cố bờ sông, bờ biển giúp phòng chống sạt lở, bảo vệ an toàn cho người dân và tài sản trong các trường hợp thiên tai, bão lũ, khắc phục hậu quả sau thiên tai.
Việc tận dụng được nguồn vật liệu dư thừa, xử lý thành vật liệu san lấp đem lại rất nhiều lợi ích cho địa phương và góp phần bảo vệ môi trường. Hiện nay tại Việt Nam, vật liệu san lấp cần được thay thế bởi các vật liệu tái chế, vật liệu nhân tạo, …. các công nghệ xử lý tiên tiến từ các nước trên thế giới, đem lại hiệu quả cao cho ngành xây dựng.
Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư công trình hàng hải việt nam – MCIC đã thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp và áp dụng tại một số dự án tại Việt Nam.
MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia, công trình cảng biển, xây mới khu đô thị lấn biển,…
Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ: