Khai thác đá trái phép để lấy vật liệu san lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh

Khai thác đá trái phép để lấy vật liệu san lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh

Hàng ngàn khối đá Block ngổn ngang giữa đất rừng của người dân

Người dân tại thôn Khau Vy, xã An Phú, huyện Lục Yên ( Yên Bái ) cho biết, thời gian gần đây khu vực vườn rừng của họ “bỗng dưng” xuất hiện các hòn đá lớn lăn từ trên cao xuống, khiến toàn bộ cây cối trong khu vực bị dập nát, đất đai hư hại, gây nguy hiểm cho người dân và vật nuôi xung quanh.

Khai thác đá trái phép để lấy vật liệu san lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh
Đất đá ngổn ngang gây nguy hại cho người dân

Nguyên nhân khối đất đá này do đâu?

Người dân nơi đây khẳng định, toàn bộ khối lượng đất đá này từ mỏ đá trắng của Công ty TNHH vận tải Mạnh Thắng. Công ty này hiện đang khai thác cắt xẻ đá Block ở khu vực này.

Công ty TNHH vận tải Mạnh Thắng có địa chỉ tại tổ 1, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Người đại diện Công ty là ông Trần Đăng Thắng.

Công ty TNHH vận tải Mạnh Thắng đã sắp xếp một công trường lớn với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, hệ thống điện nước được lắp đặt bài bản.

Hoạt động khai thác của công ty này diễn ra thường xuyên, không ngừng nghỉ. Khi có đoàn kiểm tra về, việc khai thác cũng chỉ tạm dừng ít lâu rồi lại tiếp tục, gây không ít phiền phức cho người dân. 

Khai thác đá trái phép để lấy vật liệu san lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh
Máy móc và thiết bị hiện đại vẫn đang hoạt động không ngừng nghỉ

Các cơ quan địa phương đã vào cuộc nhưng vẫn chưa có kết quả khả quan

Trước thực trạng khai thác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất rừng, người dân ở đây đã nhiều lần báo cáo lên chính quyền, đề nghị chính quyền can thiệp giải quyết, nhưng người dân vẫn không nhận được bất cứ kết luận gì từ phía các cơ quan chức năng.

Khai thác đá trái phép để lấy vật liệu san lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh
Hàng ngàn tấn đá vùi lấp đất rừng trồng cây của người dân

Một người dân vô cùng bức xúc cho hay: “Không những vùi lấp cây cối hoa màu của chúng tôi, Công ty Mạnh Thắng còn tự ý đào bới đánh một con đường vào khu rừng trồng cây trẩu của các hộ gia đình gần ngay đó để đưa thiết bị khoan cắt xuống sát bờ hồ phục vụ khai thác đá”.

Khai thác đá trái phép để lấy vật liệu san lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh
Hàng ngàn héc ta đất bị ảnh hưởng do việc khai thác cát của Công ty TNHH vận tại Mạnh Thắng

Ngày 24/1/2024, ông Phạm Văn Chinh – Chủ tịch UBND xã An Phú xác nhận: “Đúng là trên địa bàn thôn Khau Vy có Công ty TNHH vận tải Mạnh Thắng đầu tư khai thác. Tuy nhiên, đơn vị này đã bị đình chỉ hoạt động vì chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý. Đồng thời doanh nghiệp này đã bị nghiêm cấm vận chuyển đá ra khỏi khu vực mỏ”.

“UBND xã cũng đã nhận được đơn kiến nghị của người dân liên quan đến việc khai thác đá và san lấp mặt bằng của Công ty Mạnh Thắng, UBND xã đã vào kiểm tra và lập biên bản, yêu cầu doanh nghiệp dừng khai thác và san lấp để giải quyết các kiến nghị của người dân”.

“Thời gian qua, không chỉ UBND xã An Phú kiểm tra mà Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã vào cuộc kiểm tra đối với doanh nghiệp này”,

Cho dù các cơ quan có thẩm quyền đã vào cuộc và xử lý nhưng doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên tiếp tục khai thác đá, gây ảnh hưởng lớn cho người dân xung quanh.

Vì vậy các cấp chính quyền cần có biện pháp mạnh tay hơn nữa, làm rõ hành vi khai thác đá và san lấp mặt bằng của Công ty Mạnh Thắng, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tại sao lại khai thác đá Block?

Đá Block là các khối đá tự nhiên hoặc nhân tạo được cắt hoặc đúc thành hình dạng và kích thước cụ thể để sử dụng trong việc xây dựng các công trình kiến trúc, đặc biệt là các công trình lớn như tường, cột, hoặc móng.

Đá cũng là một trong số những nguyên liệu quan trọng trong xây dựng. Nhưng nếu càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp khai thác đá ngang nhiên như công ty TNHH vận tải Mạnh Thắng, không chỉ đá mà rất nhiều vật liệu xây dựng sẽ không còn đủ trữ lượng cho các công trình trong tương lai.

Giải pháp nào bù đắp lượng vật liệu thiếu hụt này?

Hiện nay chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu các công nghệ mới thay thế vật liệu san lấp truyền thống với các chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Một trong số những công nghệ mới, tiên tiến, thay thế vật liệu san lấp hiệu quả là việc sử dụng vật chất nạo vét đã qua xử lý.

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư công trình hàng hải Việt Nam – MCIC đã đầu tư nghiên cứu và thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về công nghệ xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp. MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia, công trình cảng biển, xây mới khu đô thị lấn biển,…

Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h
Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h

Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)

Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng

Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh

Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Website: mcic-vietnam.com.vn/

 https://www.facebook.com/mcicvietnam/

Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc

Tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc

Cát tặc ồ ạt hoạt động trở lại trên sông Trà Khúc đoạn qua xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Không còn lén lút khai thác cát trái phép như trước, giờ đây cát tặc ngang nhiên sử dụng các loại xe trọng tải lớn hoạt động công khai giữa ban ngày.

Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc
Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc

Hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra công khai trên sông Trà Khúc, đoạn qua xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh – Ảnh: Báo tuổi trẻ

Theo ghi nhận của báo Tuổi trẻ, từ ngày 17-1 đến 19/1, tại khu vực sông Trà Khúc, đoạn giữa cầu Trường Xuân và cầu Thạch Bích, những bến bãi khai thác cát trái phép hoạt động liên tục giữa ban ngày.

Khoảng 10h sáng 17-1, hai xe tải chạy vào bến tập kết cát trái phép “ăn hàng”. Cả chục người nhanh chóng xúc cát từ bãi đổ lên xe. Chừng 30 phút, hai xe tải đầy cát và nhanh chóng di chuyển khỏi bãi.

Khoảng 14h ngày 18-1, ghi nhận của  báo Tuổi Trẻ Online, hoạt động khai thác và vận chuyển cát trái phép của cát tặc vẫn diễn ra công khai, với số lượng người tham gia rất đông.

Chiều 19-1, phóng viên phát hiện trên cầu Trường Xuân có bốn tàu hút cát dưới sông Trà Khúc (cách cầu Trường Xuân khoảng 700m về hướng thượng nguồn). 

Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc
Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc

Những điểm tập kết cát trái phép hoạt động – Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Khu vực này đang đối mặt với tình trạng lấn chiếm và khai thác cát trái phép một cách trái pháp luật. Nơi đây có nhiều “bến đáp” nơi các phương tiện nhanh chóng “xuống hàng”. Dưới chân cầu Trường Xuân, đặc biệt, việc xúc cát từ ghe lên bờ diễn ra hết sức hoạt bát. Ghe khai thác cát trái phép nhanh chóng di chuyển đến các điểm trộm cát, nhường chỗ cho các phương tiện khác đang đợi ở phía lòng sông.

Theo báo cáo của Tuổi Trẻ Online, khu vực này giữa TP Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh, nơi các xe tải chở cát từ bến đáp chủ yếu di chuyển về hướng TP Quảng Ngãi.

Ở điểm nối giữa đường dân sinh và bãi cát, các biện pháp như đổ bê tông để ngăn chặn hoạt động cát tặc trước đây đã không còn hữu hiệu. Trụ bê tông, có biển báo “Cấm khai thác cát trái phép”, vẫn còn nhưng đã bị di chuyển, tạo đường rộng để các xe tải tiếp tục hoạt động. Thậm chí, có những con đường mới được mở ra để xe tải dễ dàng hoạt động.

Cát tặc che đậy các lối đi bằng dụng cụ và xe cộ, để tránh bị phát hiện. Tuy nhiên, khi xe tải đến, những “chướng ngại vật” này thường bị dời đi một cách thuận lợi.

Chủ tịch tỉnh nói gì về tình trạng này?

Giữa năm 2023, trước tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra rầm rộ, ông Đặng Văn Minh, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã có những chỉ đạo quyết liệt, xử lý dứt điểm nạn khai thác cát trái phép.

Ông Minh yêu cầu các địa phương phải quản lý chặt hơn nữa, xử lý khai thác cát trái phép cũng mạnh hơn. Sau khi lập biên bản xử phạt hành chính, nếu người liên quan tái phạm phải củng cố hồ sơ, khởi tố vụ án với tổ chức, cá nhân liên quan.

Đồng thời, tại cuộc họp, ông Minh khẳng định: “Nếu chủ tịch UBND cấp huyện để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép sẽ bị chủ tịch UBND tỉnh tạm đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm. 

Tương tự, chủ tịch UBND cấp huyện có quyền tạm đình chỉ chức vụ chủ tịch UBND cấp xã để cát tặc lộng hành. Đây là thực hiện thẩm quyền theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015″.

Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc
Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc

Hai ghe khai thác cát trái phép về điểm tập kết giữa cầu Trường Xuân và cầu Thạch Bích để xuống hàng – Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Nguồn: Báo Tuổi trẻ, 19/01/2024

Giải pháp bù đắp lượng cát thiếu hụt

Để giải quyết vấn đề cát thiếu hụt hiện nay, chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu các công nghệ mới, tiên tiến; đưa ra những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp này. 

Nghe theo sự chỉ đạo của chính phủ, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư công trình Hàng hải việt nam – MCIC đã nghiên cứu và thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về ổn định vật chất nạo vét thành vật liệu san lấp. Cho đến hiện nay, công nghệ này đã và đang được áp dụng tại một số dự án tại Việt Nam.

MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia như: Dự án sân bay Long Thành, dự án đường cao tốc Bắc – Nam…

Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)

Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng

Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh

Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Website: mcic-vietnam.com.vn/

 https://www.facebook.com/mcicvietnam/

Bài viết có sử dụng tư liệu từ bài viết “Cát tặc lại ồ ạt khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc” của Báo Tuổi Trẻ, ngày 19/01/2024

o-nhiem-moi-truong-bien-da-nang-xu-ly-nao-vet-bun-thanh-vat-lieu-san-lap-mcic-viet-nam

Doanh nghiệp rối việc xử lý bùn nạo vét cảng ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Nhiều doanh nghiệp cảng tại Bà Rịa – Vũng Tàu đang lo lắng vì hồ sơ xin nạo vét cảng của mình chưa được giải quyết. Trong khi việc này rất quan trọng để cho tàu bè ra vào an toàn và sẽ làm chậm tiến độ các dự án với đối tác nước ngoài.

o-nhiem-moi-truong-bien-da-nang-xu-ly-nao-vet-bun-thanh-vat-lieu-san-lap-mcic-viet-nam
Nạo vét bùn ở vùng nước trước một cảng tại Bà Rịa

Cuối tháng 7-2022, một doanh nghiệp dầu khí ở Vũng Tàu có đơn gửi Bộ Tài nguyên và môi trường (TN&MT) đề nghị hướng dẫn thủ tục khai thác khoáng sản phát sinh từ việc nạo vét cảng, duy trì độ sâu.

Không hạ thủy được giàn khoan, tàu lớn không vào được

Doanh nghiệp dầu khí này có cảng riêng chủ yếu để hạ thủy giàn khoan. Trước ngày 15-9-2022, doanh nghiệp này phải hạ thủy chân đế giàn khoan và cọc giàn khoan để bàn giao cho chủ đầu tư nước ngoài. Nếu chậm tiến độ thì tiền phạt lên đến gần 1,9 triệu USD.

Để hạ thủy giàn khoan, phải dùng tàu, sà lan cập cảng. Nhưng hiện độ sâu của khu nước trước bến cảng của họ chỉ đạt từ 2,5m đến 4m nên không đảm bảo an toàn cho tàu bè ra vào. Do đó, cần phải nhanh chóng nạo vét cảng để kịp thời gian.

Ngày 18-7, doanh nghiệp này nộp hồ sơ lên Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xin đăng ký nạo vét, thu hồi vật chất nạo vét theo hướng dẫn của sở này. Nhưng ngày 22-7, sở có văn bản trả lời tạm thời chưa hướng dẫn thủ tục tiếp theo. Do đó, doanh nghiệp này đã có đơn gửi Bộ TN&MT đề nghị hướng dẫn vì nếu chậm trễ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của hạ thủy giàn khoan, chân đế.

Cũng cuối tháng 7-2022, một doanh nghiệp khai thác cảng ở Cái Mép – Thị Vải (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có văn bản gửi Bộ TN&MT xin hướng dẫn tương tự như trên. Theo doanh nghiệp này, hiện độ sâu cảng của họ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho tàu có trọng tải 200.000 tấn ra vào và cần nạo vét với khối lượng gần 96.000m3.

Tuy nhiên khi nộp hồ sơ cũng được trả lời như trên. Doanh nghiệp này cho rằng nếu không được nạo vét, duy tu kịp thời sẽ không đảm bảo an toàn cho tàu vào làm hàng, có nguy cơ mất an toàn hàng hải và đặc biệt doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ dừng khai thác cảng.

Theo tìm hiểu , không chỉ có 2 doanh nghiệp trên mà hiện có 5 DN cảng, có cảng khác ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhu cầu nạo vét và cũng được Sở TN&MT tỉnh này trả lời “chưa giải quyết hồ sơ thủ tục thu hồi khoáng sản tại dự án nạo vét, duy tu khu nước trước bến cảng”.

Vì sao có chuyện này?

Sở dĩ có chuyện Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tạm dừng hướng dẫn thủ tục cho các doanh nghiệp cảng là do những công văn hướng dẫn của Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (Bộ TN&MT).

Cụ thể, trong một trường hợp hướng dẫn cụ thể cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào tháng 4-2022, tổng cục này đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho phép doanh nghiệp đăng ký số lượng khoáng sản khai thác hay thu hồi ở vùng nước trước cảng theo nghị định 158/2016.

Và căn cứ khối lượng khoáng sản thực tế, tổ chức, cá nhân phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan, trong đó có tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Nhưng cũng trong một văn bản hướng dẫn khác gửi cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào tháng 7-2022, Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam lại dẫn thêm nghị định số 23/2020 của Chính phủ. Nghị định này quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì tổ chức đấu giá đối với khối lượng sản phẩm là cát, sỏi lòng sông thu hồi được từ các dự án duy tu, nạo vét luồng thuộc vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.

Đó chính là lý do Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tạm thời chưa tham mưu giải quyết hồ sơ của các doanh nghiệp cảng, có cảng khi họ làm thủ tục đăng ký thu hồi khoáng sản như đã nói ở trên.

Chiều 10-8, ông Nguyễn Văn Hải, giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết sở và tỉnh cũng rất muốn sớm tháo gỡ cho các doanh nghiệp. Đầu tháng 8-2022 đơn vị đã gửi công văn cho Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam đăng ký làm việc để cùng tìm hướng giải quyết cho doanh nghiệp cảng, doanh nghiệp có cảng. Dự kiến sang tuần sở sẽ có buổi làm việc với tổng cục này.

o-nhiem-moi-truong-bien-da-nang-xu-ly-nao-vet-bun-thanh-vat-lieu-san-lap-mcic-viet-nam

Thiếu hụt vật liệu san lấp cho dự án trọng điểm ĐBSCL

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đề nghị An Giang nâng công suất khai thác các mỏ cát lên 50% để hỗ trợ, cung cấp nguồn vật liệu này cho các dự án trọng điểm của vùng ĐBSCL

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc cùng UBND tỉnh An Giang về việc hỗ trợ vật liệu cát phục vụ thi công một số dự án tại khu vực ĐBSCL.

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận 2 cho biết, nhu cầu cát cho công tác thi công nền đường của dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP Long Xuyên là 1,41 triệu m3.

Được sự hỗ trợ của An Giang, các nhà thầu của đã tiếp cận 3 nguồn cát với trữ lượng 0,66 triệu m3. Tuy nhiên tiến độ cấp của các mỏ rất chậm, công suất tổng chỉ được khoảng 4000-6000m3/ngày trong khi yêu cầu tiến độ dự án khoảng 10.000m3/ngày. Do đó, ông Thi kiến nghị An Giang tiếp tục hỗ trợ 0,75 triệu m3 còn thiếu.

o-nhiem-moi-truong-bien-da-nang-xu-ly-nao-vet-bun-thanh-vat-lieu-san-lap-mcic-viet-nam
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm làm việc cùng UBND tỉnh An Giang về việc hỗ trợ vật liệu cát phục vụ thi công một số dự án tại khu vực ĐBSCL.

Đối với cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, An Giang hiện đã hỗ trợ đến công trường 530.000m3/800.000m3. Ông Thi cho biết tiến độ thi công dự án Mỹ Thuận – Cần Thơ hiện đang rất cấp bách, đòi hỏi phải đắp xong toàn bộ cát nền đường và gia tải trong tháng 6-2022. Vì vậy Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận kiến nghị UBND tỉnh An Giang có ý kiến với các đơn vị khai thác sớm thực hiện thủ tục cấp cát cho dự án, bảo đảm tổng công suất của 3 mỏ từ 7.000-10.000m3/ngày.

Đồng thời ông Thi đề nghị An Giang hỗ trợ hơn 10 triệu m3 cát cho dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau và tỉnh cần tăng công suất khai thác lên 150%, sớm đưa vào các mỏ khai thác cát mỏ đã quy hoạch, trong đó có mỏ cát núi Xuân Tô và Núi Cấm để đảm bảo đủ cát bố trí cho các dự án.

Ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh An Giang khẳng định từ nay đến những tháng đầu năm 2023, sẽ cung cấp cát cho dự án tuyến tránh và cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ như đã cam kết.

Tuy nhiên ông Trí cho biết hiện 1 số mỏ trên địa bàn đã hết trữ lượng khai thác, việc tăng công suất là khó.

Theo ông Trí, tỉnh không còn khả năng cân đối như đề xuất của Ban Quản lý Dự án Mỹ thuận được, chỉ có thể tăng công suất cung cấp 1,100 triệu m3. Còn 2 mỏ cát núi Xuân Tô và Núi Cấm với trữ lượng 10 triệu khối. Khi đề xuất thì tỉnh từ chối bởi công tác GPMB rất là gian nan, việc khai thác này sẽ phá hư hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu tại đây, chi phí để sửa chữa là rất lớn. Bên cạnh đó tỉnh còn phải cung cấp cát cho các dự án trên địa bàn với trữ lượng khoảng 10,500m3

Thứ trưởng Lâm cho biết theo kế hoạch trong năm 2023, Bộ GTVT sẽ khởi công 12 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam, trong đó có dự án thành phần cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, nhu cầu vật liệu cho dự án là rất lớn khoảng 18 triệu m3.

Ngoài ra, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét thông qua 3 dự án cao tốc trục ngang trong đó có dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng với chiều dài 188km, nhu cầu cát cho các dự án này là rất lớn.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh An Giang cũng đang triển khai dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP Long Xuyên, Chính Phủ, Bộ GTVT cũng như địa phương đều mong muốn tuyến này sẽ hoàn thành vào tháng 8-2023.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, Bộ cũng đã tính toán về các nguồn vật liệu khác; đồng thời nghiên cứu các mỏ cát của các địa phương và tính toán ảnh hưởng khi tăng công suất khai thác.

Từ đó Thứ trưởng cũng đề nghị địa phương nâng công suất khai thác các mỏ cát lên 50% để hỗ trợ, cung cấp nguồn vật liệu này cho các dự án trọng điểm của vùng.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, nguồn cát của địa phương chủ yếu từ các mỏ và từ việc chỉnh trị, nạo vét luồng. Địa phương sẵn sàng hỗ trợ cát cho các dự án của vùng theo khả năng của mình.

Tình trạng thiếu hụt vật liệu san lấp hiện nay là rất nghiêm trọng. Các phương án khai thác mỏ cũng chỉ cung cấp được một phần nào đó sự thiếu hụt vật liệu này.

✔️ Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hàng hải, MCIC cung cấp dịch vụ Xử Lý Bùn Nạo Vét Thành Vật Liệu San Lấp TIÊN TIẾN nhất, CHẤT LƯỢNG nhất, TỐI ƯU nhất cho các chủ đầu tư.

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/

[MỚI] Quy định về việc Quản lý bùn nạo vét từ công trình thủy lợi

  Năm 2021, Bộ NN&PTNT đã đưa ra DỰ THẢO “Thông tư quy định việc Quản lý bùn nạo vét từ công trình thủy lợi” với định hướng ưu tiên tái sử dụng, tái chế, quản lý và xử lý theo quy định.

  Theo dự thảo quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, quản lý và sử dụng bùn nạo vét từ công trình thủy lợi (không bao gồm thủy lợi nội đồng). Thông tư này không áp dụng đối với bùn thuộc danh mục chất thải nguy hại theo quy chuẩn quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại QCVN 07:2009/BTNMT của Bộ TN&MT.

  Theo đó, việc thu gom, vận chuyển bùn nạo vét phải hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông; không được làm rơi vãi, gây phát tán bụi, mùi hôi và nước rò rỉ ra môi trường. Thu gom, vận chuyển đối với bùn nạo vét có tạp chất ô nhiễm thực hiện theo đúng quy định hiện hành về quản lý chất thải.

  Khuyến khích sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong thu gom, vận chuyển bùn nạo vét; sử dụng kỹ thuật, công nghệ tách nước, phơi khô bùn nạo vét trước khi vận chuyển.

Quản lý bùn nạo vét tại các công trình thủy lợi
Quy định quản lý bùn nạo vét tại các công trình thủy lợi

Quản lý bùn nạo vét

  Dự thảo nêu rõ mức độ ưu tiên trong quản lý bùn nạo vét như sau:

 (1) Tránh và giảm thiểu tạo ra chất thải;

(2) Khuyến khích tái sử dụng và tái chế theo mục đích sử dụng có lợi;

(3) Đảm bảo xử lý, đổ thải an toàn.

  Trong đó, tránh và giảm thiểu tạo ra chất thải trong quản lý bùn nạo vét là chỉ thực hiện nạo vét khi thật sự cần thiết. Khuyến khích xử lý bùn nạo vét làm vật liệu san lấp mặt bằng, áp trúc bờ kênh, mái đê, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, sản xuất biogar, sản xuất phân bón với điều kiện bùn phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất và quy định của pháp luật có liên quan.

  Đối với bùn nạo vét có thành phần chủ yếu là hạt thô có thể được tận dụng để khai thác vật liệu hoặc đắp, san nền. Đối với bùn nạo vét có thành phần chủ yếu là hạt mịn sẽ phù hợp để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

  Bùn nạo vét sau khi được phân loại, sẽ được xử lý tùy theo mục đích sử dụng, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và đúng quy định của pháp luật có liên quan.

Xử lý bùn nạo vét

  Cũng theo dự thảo, tùy theo mục đích sử dụng, bùn nạo vét từ công trình thủy lợi có thể được xử lý theo các phương pháp sau:

1- Xử lý sơ bộ: Tách/Khử nước: Tách/khử nước trong bùn nạo vét bằng phương pháp lọc ép cơ giới hoặc sử dụng sân phơi bùn. Phân tách (loại bỏ rác/phân tách cấp hạt): Loại bỏ rác, phân tách cấp hạt theo mục đích sử dụng bằng phương pháp sàng, lọc.

2- Xử lý hóa – lý: Theo dự thảo, xử lý hóa lý bằng các biện pháp ổn định bùn, cứng hóa bùn, xử lý bùn nhiễm mặn, chua phèn, chôn lấp.

  Cụ thể, ổn định bùn: Ổn định bùn nạo vét bằng phương pháp phân hủy hiếu khí, kỵ khí hoặc dùng vôi, xử lý nhiệt. Ổn định bùn nhằm phân hủy thành phần hữu cơ, làm giảm khối lượng và tạo ra sản phẩm ít có mùi hôi.

  Cứng hóa bùn: Cứng hóa bùn bằng phương pháp phối trộn các phụ gia. Bùn sau khi được xử lý có thể dùng làm vật liệu san lấp.

  Xử lý bùn nhiễm mặn: Bùn nhiễm mặn (EC > 4dS/m) có thể được xử lý bằng vôi hoặc rửa mặn bằng hệ thống thủy lợi theo TCVN 9167:2012.

  Xử lý bùn nhiễm chua (phèn): Bùn nhiễm chua (pH < 5,5) có thể được xử lý bằng vôi, phân lân nung chảy hoặc sử dụng nước ngọt để rửa chua.

  Chôn lấp: áp dụng đối với bùn nạo vét có các thông số ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép không đạt yêu cầu tái sử dụng.

3- Các giải pháp, biện pháp xử lý khác.

Kết quả đầu ra xử lý bùn nạo vét lựa chọn theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ướng với mục đích sử dụng bùn nạo vét.

Dự thảo nêu rõ, khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý bùn nạo vét.

>>> Xem ngay DỰ THẢO thông tư TẠI ĐÂY