Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nơi khai thác cát nhiều nhất trên cả nước. Mỗi năm khu vực này mất đi 35-55 triệu m3, lượng bù đắp chỉ 2-4 triệu m3. Dự kiến trong khoảng 10 năm nữa, rất có thể Đồng bằng sông Cửu Long sẽ cạn kiệt cát hoàn toàn.
Theo báo cáo tổng hợp của Cục khoáng sản (Bộ TN-MT), ĐBSCL hiện có 58 giấy phép khai thác cát san lấp (thời hạn 2020 – 2029) với tổng trữ lượng hơn 67 triệu m³, tổng công suất khai thác gần 14 triệu/năm. Nếu chỉ tính các giấy phép trong thời hạn 2023-2026 thì trữ lượng cát còn lại của ĐBSCL là khoảng 26 triệu m³ với công suất khai thác khoảng 12 triệu m³/năm. Riêng các dự án cao tốc triển khai trong giai đoạn 2022-2025 ở ĐBSCL cần gần 54 triệu m³ cát. Thêm vào đó là khoảng 36 triệu m³ cát cho các dự án giao thông cấp tỉnh đầu tư năm 2023, 2024. Như vậy, dù có khai thác toàn bộ 26 triệu m³ cát còn lại (thời hạn 2023-2026), các địa phương ĐBSCL cũng chỉ đáp ứng được khoảng 29% nhu cầu cát cho hạ tầng giao thông trong 3 năm tới. (Nguồn: Bài viết “Khủng hoảng cát ở Đồng Bằng sông Cửu Long” – Đình Tuyến)
Trữ lượng cát còn lại dưới các đáy của dòng sông chính ở Đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 367 – 550 triệu m³. Nếu duy trì tốc độ khai thác cát như hiện tại, trữ lượng cát này chỉ đủ đáp ứng đến năm 2035. Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng không chỉ đối với ngành xây dựng mà còn đối với sự ổn định hình thái và khả năng chống chịu của đồng bằng.
Do trữ lượng cát còn ít, các công trình thiếu cát nghiêm trọng, cần phải kiểm soát lượng cát phân bổ cho từng công trình, giám sát chặt chẽ hơn lượng cát khai thác thực tế để có những tính toán phù hợp hơn, đồng thời ngăn chặn những nhóm lợi ích thao túng ngành công nghiệp khai thác cát. Khi lượng cung ít hơn cầu, rất có thể sẽ có cát tặc hoành hành. Năm 2022, hàng trăm vụ việc vi phạm liên quan đến cát lậu đã bị cơ quan chức năng các tỉnh, thành ĐBSCL xử lý, tịch thu hàng triệu khối cát trái phép. Ngoài ra còn các vụ việc khai khống lượng cát xuất khẩu, cũng đã bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý chặt chẽ. Do vậy các cơ quan cần đề ra những giải pháp hợp lý để ngăn chặn hành vi này.
Hiện nay một trong những giải pháp được cho là tối ưu nhất để bù đắp lượng vật liệu san lấp còn thiếu là sử dụng vật liệu san lấp từ việc xử lý vật chất nạo vét. Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư công trình hàng hải việt nam – MCIC đã thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp và áp dụng tại các khu vực trọng điểm Hải Phòng, Quảng Ninh…
MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia như: Dự án sân bay Long Thành, dự án đường cao tốc Bắc – Nam…
Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:
Website: xulybundnb.myharavan.com/