Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cảng biển tầm nhìn đến năm 2050 MCIC

Việt Nam sẽ tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cảng biển tầm nhìn đến năm 2050

Hệ thống cảng biển đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cảng biển.

Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cảng biển tầm nhìn đến năm 2050 MCIC
Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cảng biển tầm nhìn đến năm 2050

Một số chính sách tiêu biểu:

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch xác định mục tiêu đến năm 2030, hệ thống cảng biển Việt Nam đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ hơn 1,1 tỷ tấn đến hơn 1,4 tỷ tấn. Trong đó, hàng container từ 38 – 47 triệu TEU; hành khách từ 10,1 – 10,3 triệu lượt khách.

Giai đoạn đến năm 2050, phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại ngang tầm với khu vực và thế giới với năng lực đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4 – 4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,2 – 1,3%/năm.

Tại quy hoạch này, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, tổng nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 313.000 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).

Nâng cấp cảng biển là nhiệm vụ hàng đầu

Nâng cấp cảng biển là nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Các cảng biển hiện nay có sự chênh lệch về chất lượng dịch vụ, cũng như chất lượng cầu cảng. Vì vậy, chính phủ đã đưa ra các chính sách nhằm nâng cao chất lượng cầu cảng để có thể đáp ứng nhu cầu ra vào cảng của tàu bè, đảm bảo an toàn vận hành, thương mại hàng hải.

Nghị định số 58/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải 

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải, bao gồm: Đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng hải, công trình hàng hải, báo hiệu hàng hải, thông báo hàng hải, hoạt động của hoa tiêu hàng hải và quản lý hoạt động của tàu thuyền tại cảng biển và trong vùng biển Việt Nam đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

Nhờ những chính sách mở đường này, hệ thống cảng biển Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Cụ thể:

  • Năng lực xếp dỡ hàng hóa của cảng biển ngày càng tăng: Lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2022 đạt hơn 700 triệu tấn, năm 2023 đạt 750 triệu tấn, tăng 6,3% so với năm 2022.
  • Hạ tầng cảng biển ngày càng được hoàn thiện: Nhiều cảng biển lớn đã được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường vận tải hàng hóa.
  • Chất lượng dịch vụ cảng biển ngày càng được nâng cao: Các cảng biển Việt Nam đang áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và khai thác cảng biển, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Tuy nhiên, hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như:

  • Hạ tầng cảng biển chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội: Một số cảng biển còn thiếu các bến cảng, thiết bị hiện đại, năng lực xếp dỡ hàng hóa thấp, chất lượng kết cấu cảng còn thấp, cầu cảng thường xuyên xuống cấp, xâm thực, giảm khả năng chịu lực,…
  • Công tác quản lý cảng biển còn chưa chặt chẽ: Việc vi phạm các quy định về quản lý cảng biển còn xảy ra khá nhiều, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động cảng biển.
  • Chất lượng dịch vụ cảng biển còn chưa đồng đều: Một số cảng biển chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Để phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

  • Tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật về cảng biển: Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cảng biển.
  • Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng cảng biển: Phát triển các cảng biển hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển: Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và khai thác cảng biển.
  • Tăng cường công tác quản lý cảng biển: Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường tại cảng biển.

Phát triển hệ thống cảng biển là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Với những chính sách và giải pháp phù hợp, hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường vận tải hàng hóa và nâng cao vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.

Là doanh nghiệp lâu năm trong lĩnh vực tư vấn hàng hải, Công ty tư vấn đầu tư công trình Hàng Hải Việt Nam – MCIC cung cấp hiệu quả – kinh tế các Gói dịch vụ: Lập hồ sơ an nình cảng biển; Hồ sơ giao khu vực biển; Xin cấp phép khu neo đậu, khu chuyển tải; Giấp phép kinh doanh cảng biển; Giấy phép công bố cảng biển; Kiểm định kết cấu công trình cầu cảng; Đánh giá tuổi thọ; Lập quy trình bảo trì cầu cảng. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/
Hiệu quả kép từ sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp MCIC

Hiệu quả kép từ sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp

Sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp được coi là một trong các giải pháp tiết kiệm tài nguyên môi trường, chống sạt lở, giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội. Tại Quảng Ninh, phương án sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp này đang diễn ra rất hiệu quả và được cho là sẽ mang lại kết quả kép cho kinh tế và môi trường của vùng này.

Thiếu hụt đất đá xây dựng – “dư thừa” đất đá đổ thải

Tại tỉnh Quảng Ninh, trung bình mỗi năm phát sinh 150 triệu m3 đất đá thải mỏ, chiếm dụng hàng nghìn hecta đất, ảnh hưởng nghiêm trọng cho môi trường xung quanh.

Các dự án của tỉnh đang càng ngày càng “khát” nguồn vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng, đặc biệt là đất đá. Khu đô thị – du lịch, dịch vụ Bái Tử Long II tại phường Cẩm Trung, thành phố Cẩm Phả có tổng diện tích trên 482 nghìn m2, để thực hiện dự án này phải cần đến khoảng 3,5 triệu m3 đất đá. Tại cầu Cửa Lục 3, một công trình đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh, theo kế hoạch, để san lấp mặt bằng khu vực này dự kiến cần tới 60.000 m3 khối đất đá, tương đương với 1 quả đồi. 

Giai đoạn 2021-2025, nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ cho các dự án trên địa bàn vào khoảng 640 triệu m3. Đến năm 2030, dự kiến số lượng này lên tới 1.02 tỷ m3.

Hiệu quả kép từ sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp MCIC
Khối lượng đất đá lớn tại tỉnh Quảng Ninh

Từng bước đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp

Nhận thức được tác hại của việc tồn đọng khối lượng lớn đất đá thải mỏ, UBND Quảng Ninh đã có những chủ trương mới nhằm thay đổi nguồn vật liệu san lấp.  

Để khuyến khích việc sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp như:

  • Giảm thuế, phí liên quan đến hoạt động khai thác và sử dụng đất đá thải mỏ.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để xử lý và sử dụng đất đá thải mỏ.

Từ đó rất nhiều doanh nghiệp bắt tay vào nghiên cứu nguồn đất đá thải tại các vùng trên địa bàn, ví dụ như: Tập đoàn TTP nghiên cứu nguồn đất đá thải ở bãi thải mỏ Tây Khe Sim, mỏ Tây Lộ Trí; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tập trung khai thác bãi thải mỏ Suối Lại;…

Hiệu quả kép từ sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp MCIC
Khai thác, tái sử dụng đất đá thải mỏ

Hơn nữa, theo nghị quyết số 10 ngày 26/09/2022, tỉnh ủy Quảng Ninh đã đặt ra yêu cầu phải có lộ trình chấm dứt khai thác đất, đá đồi tự nhiên làm vật liệu san lấp mặt bằng tại các địa bàn Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn; tập trung sử dụng đất, đá thải mỏ, tro, xỉ thải từ các nhà máy nhiệt điện làm vật liệu san lấp mặt bằng.

Việc khai thác và đưa đất đá thải mỏ vào sử dụng đều được giám sát rất nghiêm ngặt cả về quá trình và chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn vật liệu trước khi được chính thức đưa vào thi công.

Nhờ những chủ trương kịp thời này mà các dự án đã được cung cấp đủ vật liệu xây dựng, hơn nữa đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường.

Hiệu quả kép từ sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp MCIC
Nguồn đất đá thải mỏ sử dụng làm vật liệu san lấp dưới sự giám sát của chính quyền và nhân dân trên địa bàn

Hiệu quả kép từ việc sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp

Sử dụng đất đá thải mỏ là một trong số những giải pháp thay thế vật liệu san lấp mang lại hiệu quả cả về kinh tế và môi trường.

  1. Hiệu quả kinh tế:

  • Tạo nguồn thu nhập cho doanh nghiệp khai thác mỏ: Các doanh nghiệp tập trung khai thác và nghiên cứu tái chế đất đá thải mỏ, từ đó mua bán đất đá thải mỏ cho các đơn vị cần san lấp mặt bằng, tạo thêm nguồn thu nhập.
  • Tiết kiệm chi phí vận chuyển và xử lý đất đá thải: Việc sử dụng đất đá thải mỏ san lấp mặt bằng tại chỗ giúp giảm chi phí vận chuyển và xử lý so với phương án vận chuyển đi xa hoặc xử lý bằng các phương pháp truyền thống.
  • Giảm việc khai thác khoáng sản tự nhiên, giảm chi phí bù đắp và khai thác vật liệu.
  • Góp phần tăng trưởng nền kinh tế địa phương thông qua việc chuyển giao công nghệ và mua bán vật liệu
  1. Tác động đến môi trường:

  • Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đất đá thải mỏ đến môi trường: Việc sử dụng đất đá thải mỏ san lấp mặt bằng giúp hạn chế diện tích bãi thải, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.
  • Giảm việc khai thác cát, đá tự nhiên: Việc khai thác cát, đá tự nhiên có ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, gây mất cân bằng tài nguyên thiên nhiên.
  • Cải thiện cảnh quan: Việc san lấp hố khai thác bằng đất đá thải mỏ giúp cải thiện cảnh quan khu vực khai thác, tạo môi trường xanh – sạch – đẹp.
  • Phòng chống sạt lở: Sử dụng đất đá thải mỏ để gia cố bờ sông, bờ biển giúp phòng chống sạt lở, bảo vệ an toàn cho người dân và tài sản trong các trường hợp thiên tai, bão lũ, khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Việc tận dụng được nguồn vật liệu dư thừa, xử lý thành vật liệu san lấp đem lại rất nhiều lợi ích cho địa phương và góp phần bảo vệ môi trường. Hiện nay tại Việt Nam, vật liệu san lấp cần được thay thế bởi các vật liệu tái chế, vật liệu nhân tạo, …. các công nghệ xử lý tiên tiến từ các nước trên thế giới, đem lại hiệu quả cao cho ngành xây dựng.

Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư công trình hàng hải việt nam – MCIC đã thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp và áp dụng tại một số dự án tại Việt Nam.

MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia, công trình cảng biển, xây mới khu đô thị lấn biển,…

Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/
Những lợi ích của vật liệu san lấp thay thế trong xây dựng - MCIC

Lợi ích của vật liệu san lấp thay thế trong xây dựng

Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều tài nguyên nhất và có tác động lớn đến môi trường. Vì vậy, việc sử dụng vật liệu san lấp thay thế đã trở thành một xu hướng mới và hữu ích nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tối ưu hóa hiệu quả xây dựng. 

Những lợi ích của vật liệu san lấp thay thế

  1. Bảo Vệ Môi Trường:

Những lợi ích của vật liệu san lấp thay thế trong xây dựng - MCIC
Những lợi ích của vật liệu san lấp thay thế trong xây dựng

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng vật liệu san lấp thay thế là giảm thiểu sự tác động tiêu cực đến môi trường. Thay vì khai thác các tài nguyên tự nhiên như cát sông, đá, và đất trồng cây, chúng ta có thể tái chế và sử dụng lại các vật liệu san lấp như đất san lấp, bê tông tái chế, hoặc vật liệu từ phế thải xây dựng. Điều này giúp giảm bớt lượng rác thải xây dựng ra môi trường, bảo vệ môi trường trong hiện tại và tương lai.

  1. Tiết Kiệm Tài Nguyên:

Việc sử dụng vật liệu san lấp thay thế không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên tự nhiên. Khai thác cát sông và đá vôi không chỉ gây ra sự mất cân bằng môi trường mà còn ảnh hưởng đến trữ lượng nguồn tài nguyên. Sử dụng vật liệu san lấp thay thế giúp chúng ta giữ lại những tài nguyên quý báu này cho các thế hệ tương lai.

  1. Hiệu Suất Kỹ Thuật:

Vật liệu san lấp thay thế thường được thiết kế để có khả năng chịu lực tốt, kháng nước, và ít bị phá hủy do môi trường xung quanh. Các vật liệu như bê tông tái chế thường có tính chất cơ học tương đương hoặc thậm chí cao hơn so với bê tông mới. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu suất và độ bền của các công trình xây dựng mà còn giảm thiểu chi phí bảo dưỡng và sửa chữa sau này.

  1. Giảm Chi Phí:

Sử dụng vật liệu san lấp thay thế thường giúp giảm chi phí xây dựng. So với việc sử dụng vật liệu tự nhiên, vật liệu san lấp thay thế thường có giá thành thấp hơn và ít tốn kém trong quá trình vận chuyển và xử lý, giảm chi phí bảo dưỡng cấu kiện và sửa chữa những phần hư hỏng. Điều này giúp giảm tổng chi phí xây dựng và làm cho các dự án xây dựng trở nên có hiệu quả hơn về mặt kinh tế.

5. Kiểm Soát Chất Lượng:

Các vật liệu san lấp thay thế thường được sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Việc sử dụng các vật liệu này giúp đảm bảo tính đồng đều và chất lượng của công trình xây dựng. Điều này làm tăng độ bền và giảm thiểu được những hư hỏng do chất lượng của vật liệu.

6. Tính Linh Hoạt:

Vật liệu san lấp thay thế thường dễ dàng trong việc xử lý và thi công. Sự linh hoạt này giúp tăng khả năng thiết kế, đáp ứng với các yêu cầu cụ thể của từng công trình, giúp giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết cho việc xây dựng, tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Việc sử dụng vật liệu san lấp thay thế không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên tự nhiên. Sự linh hoạt và hiệu quả của các vật liệu thay thế này giúp tạo ra các công trình xây dựng bền vững và chất lượng cao ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Các giải pháp thay thế vật liệu san lấp hiện nay

Nhờ tính linh hoạt và hiệu quả, các vật liệu thay thế hiện nay cũng đã bắt đầu được đưa vào sử dụng. Các giải pháp thay thế vật liệu san lấp có thể kể đến như sử dụng các vật liệu tái chế từ bê tông cũ, gạch, sử dụng vật liệu nhân tạo, sử dụng tro xỉ nhiệt điện, xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp, …. Đây đều là những giải pháp hiệu quả nâng cao hiệu suất thi công và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Một trong những giải pháp tối ưu đã và đang được áp dụng hiện nay là việc xử lý vật chất nạo vét thành vật liệu san lấp. Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư Công trình Hàng hải Việt Nam – MCIC đã thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về ổn định vật chất nạo vét thành vật liệu san lấp và áp dụng tại một số dự án tại Việt Nam.

Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h
Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h

MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia, công trình cảng biển, xây mới khu đô thị lấn biển,…

Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/
Khai thác đá trái phép để lấy vật liệu san lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh

Khai thác đá trái phép để lấy vật liệu san lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh

Hàng ngàn khối đá Block ngổn ngang giữa đất rừng của người dân

Người dân tại thôn Khau Vy, xã An Phú, huyện Lục Yên ( Yên Bái ) cho biết, thời gian gần đây khu vực vườn rừng của họ “bỗng dưng” xuất hiện các hòn đá lớn lăn từ trên cao xuống, khiến toàn bộ cây cối trong khu vực bị dập nát, đất đai hư hại, gây nguy hiểm cho người dân và vật nuôi xung quanh.

Khai thác đá trái phép để lấy vật liệu san lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh
Đất đá ngổn ngang gây nguy hại cho người dân

Nguyên nhân khối đất đá này do đâu?

Người dân nơi đây khẳng định, toàn bộ khối lượng đất đá này từ mỏ đá trắng của Công ty TNHH vận tải Mạnh Thắng. Công ty này hiện đang khai thác cắt xẻ đá Block ở khu vực này.

Công ty TNHH vận tải Mạnh Thắng có địa chỉ tại tổ 1, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Người đại diện Công ty là ông Trần Đăng Thắng.

Công ty TNHH vận tải Mạnh Thắng đã sắp xếp một công trường lớn với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, hệ thống điện nước được lắp đặt bài bản.

Hoạt động khai thác của công ty này diễn ra thường xuyên, không ngừng nghỉ. Khi có đoàn kiểm tra về, việc khai thác cũng chỉ tạm dừng ít lâu rồi lại tiếp tục, gây không ít phiền phức cho người dân. 

Khai thác đá trái phép để lấy vật liệu san lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh
Máy móc và thiết bị hiện đại vẫn đang hoạt động không ngừng nghỉ

Các cơ quan địa phương đã vào cuộc nhưng vẫn chưa có kết quả khả quan

Trước thực trạng khai thác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất rừng, người dân ở đây đã nhiều lần báo cáo lên chính quyền, đề nghị chính quyền can thiệp giải quyết, nhưng người dân vẫn không nhận được bất cứ kết luận gì từ phía các cơ quan chức năng.

Khai thác đá trái phép để lấy vật liệu san lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh
Hàng ngàn tấn đá vùi lấp đất rừng trồng cây của người dân

Một người dân vô cùng bức xúc cho hay: “Không những vùi lấp cây cối hoa màu của chúng tôi, Công ty Mạnh Thắng còn tự ý đào bới đánh một con đường vào khu rừng trồng cây trẩu của các hộ gia đình gần ngay đó để đưa thiết bị khoan cắt xuống sát bờ hồ phục vụ khai thác đá”.

Khai thác đá trái phép để lấy vật liệu san lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh
Hàng ngàn héc ta đất bị ảnh hưởng do việc khai thác cát của Công ty TNHH vận tại Mạnh Thắng

Ngày 24/1/2024, ông Phạm Văn Chinh – Chủ tịch UBND xã An Phú xác nhận: “Đúng là trên địa bàn thôn Khau Vy có Công ty TNHH vận tải Mạnh Thắng đầu tư khai thác. Tuy nhiên, đơn vị này đã bị đình chỉ hoạt động vì chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý. Đồng thời doanh nghiệp này đã bị nghiêm cấm vận chuyển đá ra khỏi khu vực mỏ”.

“UBND xã cũng đã nhận được đơn kiến nghị của người dân liên quan đến việc khai thác đá và san lấp mặt bằng của Công ty Mạnh Thắng, UBND xã đã vào kiểm tra và lập biên bản, yêu cầu doanh nghiệp dừng khai thác và san lấp để giải quyết các kiến nghị của người dân”.

“Thời gian qua, không chỉ UBND xã An Phú kiểm tra mà Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã vào cuộc kiểm tra đối với doanh nghiệp này”,

Cho dù các cơ quan có thẩm quyền đã vào cuộc và xử lý nhưng doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên tiếp tục khai thác đá, gây ảnh hưởng lớn cho người dân xung quanh.

Vì vậy các cấp chính quyền cần có biện pháp mạnh tay hơn nữa, làm rõ hành vi khai thác đá và san lấp mặt bằng của Công ty Mạnh Thắng, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tại sao lại khai thác đá Block?

Đá Block là các khối đá tự nhiên hoặc nhân tạo được cắt hoặc đúc thành hình dạng và kích thước cụ thể để sử dụng trong việc xây dựng các công trình kiến trúc, đặc biệt là các công trình lớn như tường, cột, hoặc móng.

Đá cũng là một trong số những nguyên liệu quan trọng trong xây dựng. Nhưng nếu càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp khai thác đá ngang nhiên như công ty TNHH vận tải Mạnh Thắng, không chỉ đá mà rất nhiều vật liệu xây dựng sẽ không còn đủ trữ lượng cho các công trình trong tương lai.

Giải pháp nào bù đắp lượng vật liệu thiếu hụt này?

Hiện nay chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu các công nghệ mới thay thế vật liệu san lấp truyền thống với các chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Một trong số những công nghệ mới, tiên tiến, thay thế vật liệu san lấp hiệu quả là việc sử dụng vật chất nạo vét đã qua xử lý.

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư công trình hàng hải Việt Nam – MCIC đã đầu tư nghiên cứu và thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về công nghệ xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp. MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia, công trình cảng biển, xây mới khu đô thị lấn biển,…

Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h
Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h

Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)

Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng

Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh

Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Website: mcic-vietnam.com.vn/

 https://www.facebook.com/mcicvietnam/

Giải pháp thay thế vật liệu san lấp trong xây dựng MCIC

Nhật Bản đã làm gì để thay thế cát tự nhiên trong xây dựng

Tình trạng thiếu hụt cát tại Nhật Bản đã diễn ra từ nhiều năm trước

Thời kỳ sau chiến tranh, Nhật Bản khai thác khối lượng lớn cát, phục vụ cho việc phục hồi đất nước. Vào năm 1967, nguồn cát tự nhiên chiếm 44% nguồn cung cho các công trình xây dựng và các lĩnh vực khác.Nhu cầu về cát sử dụng làm cốt liệu cho bê tông, đạt đỉnh điểm vào năm 1990, ở đỉnh cao của nền kinh tế bong bóng, vào khoảng 949 triệu tấn. Cát nhập khẩu vào Nhật Bản cũng ở mức trên 500.000 Tấn vào năm 1990. 

Nhu cầu về cát ở Nhật Bản thời điểm trước những năm 2000 là rất cao. Cho dù đã nhập khẩu một lượng lớn cát từ các nước khác, nhưng các công trình ở Nhật cũng có lúc tạm ngưng do thiếu hụt nguyên liệu.

Lượng cát ở các vùng biển giảm đáng kể và ngày càng trở nên thiếu hụt nghiêm trọng. Trước thực trạng trên, một vài bãi biển đã đóng cửa vào những năm sau đó. Tỉnh Hiroshima đã cấm hoàn toàn việc khai thác cát từ những năm 1997. Bãi biển tỉnh Chiba đã bị đóng cửa vào năm 2011 do lượng cát giảm xuống quá mức, gây nguy hiểm cho người dân.

Giải pháp thay thế vật liệu san lấp trong xây dựng MCIC
Bãi biển tỉnh Chiba không còn nhiều cát như trước

Nhật Bản đã làm gì để “bù đắp” lượng cát thiếu hụt?

Trước áp lực thiếu hụt vật liệu đầu vào xây dựng, Nhật Bản đã đưa ra những giải pháp như sử dụng cát nhân tạo, xử lý vật chất nạo vét,…. để giảm sự phụ thuộc vào cát tự nhiên và giải quyết vấn đề thiếu cát xây dựng.

Công nghệ sản xuất cát nhân tạo là việc tái chế các vật liệu xây dựng như bê tông phế thải, thủy tinh, gạch….Các vật liệu tái chế này sẽ được nghiền nhỏ và loại bỏ các vật liệu “rác” còn lẫn vào. Cát nhân tạo sẽ được sàng lọc kỹ càng và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, rồi được đưa vào sử dụng thay thế cho cát tự nhiên.

Giải pháp thay thế vật liệu san lấp trong xây dựng
Sản xuất cát nhân tạo tại Nhật Bản

Công nghệ ổn định vật chất nạo vét thành vật liệu san lấp cũng góp phần quan trọng giúp Nhật Bản mở rộng quỹ đất xây dựng cầu cảng và sân bay. Công nghệ này được phát triển từ nguyên lý công nghệ lõi: sử dụng xi măng và các phụ gia đẩy qua ống trộn khí nén để cải tạo bùn mềm đã được Ông Akinori Sakamoto tiên phong nghiên cứu từ năm 1992.

Giải pháp thay thế vật liệu san lấp
Hình ảnh xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp

Để thúc đẩy việc sử dụng cát nhân tạo và các vật liệu thay thế, chính phủ đã đánh thuế cát tự nhiên cao hơn so với trước đó, khuyến khích người dân thay thế cát tự nhiên bằng cát nhân tạo và các vật liệu thay thế khác như bùn nạo vét đã qua xử lý, đá nghiền….

Cho đến hiện nay, Nhật Bản đã thay thế cát tự nhiên bằng các vật liệu khác khoảng 40 năm và đạt hiệu quả rất tốt. Mỗi năm Nhật Bản sản xuất 120 triệu tấn cát nhân tạo mỗi năm, đáp ứng 50% nhu cầu cát sử dụng cho bê tông. Công nghệ xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp cũng được ứng dụng hiệu quả, công nghệ này cũng được chuyển giao tại nhiều quốc gia như Bỉ, Hà Lan, Singapore…..Ngoài ra, Nhật Bản tích cực tái chế vật liệu xây dựng sử dụng làm cốt liệu cho bê tông và nhựa đường. Những nỗ lực của Nhật Bản trong việc thay thế cát tự nhiên là một ví dụ về việc giải quyết vấn đề thiếu hụt vật liệu.

Bài học cho Việt Nam trước việc thiếu hụt cát hiện nay

Cũng giống như Nhật Bản ở thế kỷ trước, hiện nay Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng do việc thiếu hụt cát xảy ra nghiêm trọng. Các công trình chậm tiến độ do thiếu vật liệu, nguồn cung vật liệu không đủ đáp ứng cho các công trình hiện tại và tương lai. Việc tái tạo cát tại các con sông diễn ra chậm, không đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng quá cao của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

Việt Nam cần có những giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu hụt này như chuyển giao các công nghệ từ nước ngoài, đưa ra các chính sách khuyến khích người dân sử dụng các vật liệu thay thế khác.

Nhận thấy vấn đề thiếu hụt cát sẽ ngày càng trầm trọng trong tương lai, công ty CP tư vấn đầu tư công trình hàng hải Việt Nam MCIC đã thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp. Cho đến nay, công nghệ đã được áp dụng thành công tại một số dự án tại Việt Nam.

Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h
Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h

MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/
Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc

Tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc

Cát tặc ồ ạt hoạt động trở lại trên sông Trà Khúc đoạn qua xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Không còn lén lút khai thác cát trái phép như trước, giờ đây cát tặc ngang nhiên sử dụng các loại xe trọng tải lớn hoạt động công khai giữa ban ngày.

Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc
Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc

Hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra công khai trên sông Trà Khúc, đoạn qua xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh – Ảnh: Báo tuổi trẻ

Theo ghi nhận của báo Tuổi trẻ, từ ngày 17-1 đến 19/1, tại khu vực sông Trà Khúc, đoạn giữa cầu Trường Xuân và cầu Thạch Bích, những bến bãi khai thác cát trái phép hoạt động liên tục giữa ban ngày.

Khoảng 10h sáng 17-1, hai xe tải chạy vào bến tập kết cát trái phép “ăn hàng”. Cả chục người nhanh chóng xúc cát từ bãi đổ lên xe. Chừng 30 phút, hai xe tải đầy cát và nhanh chóng di chuyển khỏi bãi.

Khoảng 14h ngày 18-1, ghi nhận của  báo Tuổi Trẻ Online, hoạt động khai thác và vận chuyển cát trái phép của cát tặc vẫn diễn ra công khai, với số lượng người tham gia rất đông.

Chiều 19-1, phóng viên phát hiện trên cầu Trường Xuân có bốn tàu hút cát dưới sông Trà Khúc (cách cầu Trường Xuân khoảng 700m về hướng thượng nguồn). 

Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc
Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc

Những điểm tập kết cát trái phép hoạt động – Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Khu vực này đang đối mặt với tình trạng lấn chiếm và khai thác cát trái phép một cách trái pháp luật. Nơi đây có nhiều “bến đáp” nơi các phương tiện nhanh chóng “xuống hàng”. Dưới chân cầu Trường Xuân, đặc biệt, việc xúc cát từ ghe lên bờ diễn ra hết sức hoạt bát. Ghe khai thác cát trái phép nhanh chóng di chuyển đến các điểm trộm cát, nhường chỗ cho các phương tiện khác đang đợi ở phía lòng sông.

Theo báo cáo của Tuổi Trẻ Online, khu vực này giữa TP Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh, nơi các xe tải chở cát từ bến đáp chủ yếu di chuyển về hướng TP Quảng Ngãi.

Ở điểm nối giữa đường dân sinh và bãi cát, các biện pháp như đổ bê tông để ngăn chặn hoạt động cát tặc trước đây đã không còn hữu hiệu. Trụ bê tông, có biển báo “Cấm khai thác cát trái phép”, vẫn còn nhưng đã bị di chuyển, tạo đường rộng để các xe tải tiếp tục hoạt động. Thậm chí, có những con đường mới được mở ra để xe tải dễ dàng hoạt động.

Cát tặc che đậy các lối đi bằng dụng cụ và xe cộ, để tránh bị phát hiện. Tuy nhiên, khi xe tải đến, những “chướng ngại vật” này thường bị dời đi một cách thuận lợi.

Chủ tịch tỉnh nói gì về tình trạng này?

Giữa năm 2023, trước tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra rầm rộ, ông Đặng Văn Minh, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã có những chỉ đạo quyết liệt, xử lý dứt điểm nạn khai thác cát trái phép.

Ông Minh yêu cầu các địa phương phải quản lý chặt hơn nữa, xử lý khai thác cát trái phép cũng mạnh hơn. Sau khi lập biên bản xử phạt hành chính, nếu người liên quan tái phạm phải củng cố hồ sơ, khởi tố vụ án với tổ chức, cá nhân liên quan.

Đồng thời, tại cuộc họp, ông Minh khẳng định: “Nếu chủ tịch UBND cấp huyện để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép sẽ bị chủ tịch UBND tỉnh tạm đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm. 

Tương tự, chủ tịch UBND cấp huyện có quyền tạm đình chỉ chức vụ chủ tịch UBND cấp xã để cát tặc lộng hành. Đây là thực hiện thẩm quyền theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015″.

Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc
Khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc

Hai ghe khai thác cát trái phép về điểm tập kết giữa cầu Trường Xuân và cầu Thạch Bích để xuống hàng – Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Nguồn: Báo Tuổi trẻ, 19/01/2024

Giải pháp bù đắp lượng cát thiếu hụt

Để giải quyết vấn đề cát thiếu hụt hiện nay, chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu các công nghệ mới, tiên tiến; đưa ra những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp này. 

Nghe theo sự chỉ đạo của chính phủ, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư công trình Hàng hải việt nam – MCIC đã nghiên cứu và thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về ổn định vật chất nạo vét thành vật liệu san lấp. Cho đến hiện nay, công nghệ này đã và đang được áp dụng tại một số dự án tại Việt Nam.

MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia như: Dự án sân bay Long Thành, dự án đường cao tốc Bắc – Nam…

Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)

Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng

Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh

Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Website: mcic-vietnam.com.vn/

 https://www.facebook.com/mcicvietnam/

Bài viết có sử dụng tư liệu từ bài viết “Cát tặc lại ồ ạt khai thác cát trái phép trên sông Trà Khúc” của Báo Tuổi Trẻ, ngày 19/01/2024

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cảng biển Việt Nam MCIC

Thông tư 08/2021/TT-BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng biển

Cảng biển đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại và là cầu nối giao thương giữa các nước. Nhằm đảm bảo an toàn cho cảng biển và các hoạt động của cảng biển, cảng biển phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. 

Thông tư 08/2021/TT-BGTVT hay QCVN 107:2021/BGTVT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng biển do Cục Hàng hải Việt Nam biên soạn. Những nội dung chính của thông tư bao gồm:

  • Quy định yêu cầu kỹ thuật và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của cảng biển.
  • Áp dụng cho các cảng biển, bến cảng, khu neo đậu tàu thuyền, cảng dầu khí ngoài khơi và các công trình khác trong phạm vi hoạt động của cảng biển.
    • Phân loại cảng biển theo chức năng, công năng, vị trí địa lý.
    • Yêu cầu kỹ thuật về khu vực chức năng, bến cảng, luồng hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, báo hiệu hàng hải, hệ thống thông tin điện tử hàng hải, đê chắn sóng, kè, kho bãi, bến xe, nhà ga hành khách, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, hệ thống xử lý chất thải.
    • Yêu cầu quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, an ninh, phòng chống cháy nổ, phòng chống khủng bố, phòng chống dịch bệnh.

Mục đích của thông tư này nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động của cảng biển; Bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, đảm bảo an ninh khu vực vận hành hàng hải. Những nội dung mà thông tư đưa ra đều phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và thông lệ quốc tế.

Tài liệu đính kèm của thông tư:

  • Phụ lục I: Phân loại cảng biển
  • Phụ lục II: Yêu cầu kỹ thuật về khu vực chức năng cảng biển
  • Phụ lục III: Yêu cầu kỹ thuật về bến cảng
  • Phụ lục IV: Yêu cầu kỹ thuật về luồng hàng hải
  • Phụ lục V: Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống hỗ trợ hàng hải
  • Phụ lục VI: Yêu cầu kỹ thuật về báo hiệu hàng hải
  • Phụ lục VII: Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống thông tin điện tử hàng hải
  • Phụ lục VIII: Yêu cầu kỹ thuật về đê chắn sóng, kè
  • Phụ lục IX: Yêu cầu kỹ thuật về kho bãi, bến xe, nhà ga hành khách
  • Phụ lục X: Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống phòng cháy chữa cháy
  • Phụ lục XI: Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc
  • Phụ lục XII: Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống xử lý chất thải

Thông tư 08/2021/TT-BGTVT dựa trên những hoạt động thực tiễn của cảng biển Việt Nam, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả; quy định chi tiết về mọi khía cạnh liên quan đến hoạt động của cảng biển, từ phân loại, yêu cầu kỹ thuật đến quản lý. 

Tuy nhiên, thông tư gồm quá nhiều kiến thức chuyên ngành, có thể gây khó khăn cho người đọc; các thông tin cần được cập nhật thường xuyên để phù hợp với thực tiễn.

Thông tư 08/2021/TT-BGTVT thường được các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp trong hàng hải quan tâm đến và tuân thủ, vì nó là cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động liên quan đến giao thông vận tải một cách hiệu quả và an toàn. Đồng thời, thông tư này cũng thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng và an toàn của hệ thống giao thông vận tải quốc gia.

Là doanh nghiệp lâu năm trong lĩnh vực tư vấn hàng hải, Công ty tư vấn đầu tư công trình Hàng Hải Việt Nam – MCIC cung cấp hiệu quả – kinh tế các Gói dịch vụ: Kiểm định kết cấu công trình cầu cảng; Đánh giá tuổi thọ; Lập quy trình bảo trì cầu cảng. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/
Cảng Nha Trang xuống cấp nghiêm trọng, ngưng nhận tàu có tải trọng lớn

Cảng Nha Trang xuống cấp nghiêm trọng, ngừng nhận tàu có tải trọng lớn

Ngày 9 tháng 2 năm 1976 bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải có quyết định số 432/QĐ-TC thành lập cảng Nha Trang trực thuộc Tổng cục đường biển thuộc Bộ Giao thông Vận Tải Việt Nam. Trước tháng 4 năm 1975 cả Cảng Nha Trang thuộc sự quản lý của Nha Thương Cảng Đà Nẵng về mặt hành chính, còn việc bốc xếp do hai nghiệp đoàn tư nhân ( khoảng 1000 người ) đảm nhận. Cảng Nha Trang được Bộ Giao thông vận tải thành lập trên cơ sở tiếp nhận những hạng mục còn sót lại từ các năm trước. 

Khi đó, Cảng Nha Trang chỉ là một bến cảng kết cấu thép, dài 90m được xây dựng từ những năm 1960. Năm 1985, Cảng Nha Trang lần đầu tiên vay vốn tín dụng trong nước để đầu tư xây dựng cầu mới có chiều dài cảng 172m.

Năm 1997, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển Cảng Nha Trang. Từ đó đến nay cảng được đưa vào sử dụng với vai trò là một cảng du lịch quốc tế.

Cảng Nha Trang đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực nói riêng và cả nước nói chung, phục vụ tốt nhất cho ngành đánh bắt, chế biến hải sản góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế của địa phương.

Cảng Nha Trang xuống cấp nghiêm trọng, ngưng nhận tàu có tải trọng lớn
Một góc của cảng Nha Trang

THỜI GIAN DÀI SỬ DỤNG, CẢNG ĐÃ XUỐNG CẤP NGHIÊM TRỌNG

Sau một thời gian dài sử dụng, Cảng Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo trì, sửa chữa hợp lý. 

Nhiều người cho rằng cảng Nha Trang không đảm bảo an toàn, gây nguy hiểm cho người dân xung quanh và du khách đến thăm quan.

Đại diện Công ty CP cảng Nha Trang khẳng định: “Trải qua quá trình sử dụng lâu dài và ảnh hưởng của thời tiết khu vực cảng biển, các hạng mục công trình cảng Nha Trang đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra tai nạn.

Ngoài ra, mục tiêu ban đầu của cảng Nha Trang là cảng bốc xếp hàng hóa, nay được chuyển đổi công năng thành cảng du lịch quốc tế, vì vậy cơ sở hạ tầng cảng Nha Trang không thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch”.

Cảng Nha Trang xuống cấp nghiêm trọng
Cảng Nha Trang xuống cấp nghiêm trọng

ĐỀ ÁN SỬA CHỮA CẢNG NHA TRANG

UBND tỉnh Khánh Hòa đã gửi văn bản cho các cơ quan chức năng về việc tạm dừng hoạt động cảng Nha Trang. Trong thời gian sửa chữa, cảng Nha Trang không nhận các chuyến tàu khách nội địa, ma chỉ tiếp nhận các chuyến tàu khách du lịch quốc tế đến Nha Trang. Quá trình sửa chữa trong thời gian tối đa là 6 tháng, để nhanh chóng đưa vào sử dụng sớm nhất có thể.

Cảng Nha Trang cần được kiểm định đánh giá hiện trạng để kiểm tra các vết nứt vỡ, hư hỏng trên bê tông, cũng như sự ăn mòn của cốt thép chịu lực. Ngoài ra do tiếp xúc với nước biển, các cấu kiện công trình tại cảng cần được quét lớp sơn chống ăn mòn để bảo vệ công trình.

Là doanh nghiệp lâu năm trong lĩnh vực tư vấn hàng hải, Công ty tư vấn đầu tư công trình Hàng Hải Việt Nam – MCIC cung cấp hiệu quả – kinh tế các Gói dịch vụ: Kiểm định kết cấu công trình cầu cảng; Đánh giá tuổi thọ; Lập quy trình bảo trì cầu cảng. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/
Hệ thống xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp của MCIC

Phát triển mở rộng nguồn vật liệu san lấp mới – Giải pháp thay thế cát trong tương lai

Theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Cử tri tỉnh Đồng Tháp đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu phát triển mở rộng các nguồn cát thay thế (cát nghiền, cát tái chế từ phế thải công nghiệp và xây dựng, cát lợ, cát biển…) nhằm từng bước thay thế, giảm áp lực cho việc khai thác cát sông tự nhiên hiện nay.

Quan điểm của Thủ tướng chính phủ đưua ra trong Quyết định số 1266/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050” là việc chú trọng phát triển ngành vật liệu xây dựng hiệu quả, bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, từng bước tăng cường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội; Tiếp cận và ứng dụng nhanh nhất các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Sử dụng hiệu quả tài nguyên, triệt để tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu; Hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; Phát huy, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng; Phân bổ mạng lưới cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên toàn quốc phù hợp với điều kiện về tự nhiên, xã hội của từng vùng miền.

Hiện nay nhu cầu thay thế cát tự nhiên (cát sông) trên cả nước đang ngày càng gia tăng. Các dự án trọng giai đoạn này hầu như đều chậm tiến độ, thi công cầm chừng do thiếu nguồn cung vật liệu. Nhu cầu sử dụng các vật liệu thay thế cho các dự án trọng điểm như dự án đường cao tốc Bắc – Nam, dự án sân bay Long Thành, các dự án tại Đồng Bằng Sông Cửu Long….giai đoạn từ nay đến năm 2030, ước tính lượng cát cần sử dụng lên tới 100 triệu m3.

Nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu ngày càng tăng phục vụ cho các công trình trọng điểm quốc gia, việc phát triển vật liệu thay thế là nhu cầu cấp thiết hiện nay và trong tương lai. Bộ Xây dựng đã quyết liệt chỉ đạo một số công việc như sau:

  • Chỉ đạo các cơ quan liên quan, tính toán cân đối cung cầu cát xây dựng và vật liệu san lấp, sử dụng vật liệu thay thế có sẵn tại địa phương, hạn chế sử dụng cát tự nhiên khai thác từ lòng sông để làm vật liệu san lấp, sử dụng cát tự nhiên tiết kiệm có hiệu quả; đặc biệt sử dụng cát nghiền nhân tạo cho bê tông và vữa thay thế cát tự nhiên.
  • Chỉ đạo tiếp tục rà soát các tiêu chuẩn về cát để phù hợp với thực tế; nắm bắt các thông tư, nghị định về quy chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
  • Tích cực hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức đối với cát và vật liệu thay thế, hoàn thiện các đề án xây dựng quốc gia; nghiên cứu các công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa chủng loại vật liệu thay thế, đáp ứng đầy đủ nguồn cung vật liệu xây dựng cho các công trình trong nước.
  • Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ quan, tổ chức thi công sử dụng các nguồn vật liệu thay thế cát tự nhiên trong việc san lấp và thi công công trình.

Hiểu rõ tình trạng thiếu hụt cát với khối lượng lớn ở thời điểm hiện tại và tương lai, MCIC đã tích cực nghiên cứu công nghệ mới  với mục tiêu tìm kiếm loại vật liệu san lấp có thể thay thế cát, với đặc tính kỹ thuật tương đương hoặc hơn cát.

Hệ thống xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp của MCIC
Hệ thống xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp của MCIC

Tháng 12 năm 2022, MCIC đã chính thức hoàn thành chuyển giao công nghệ lõi K-DPM xử lý vật chất nạo vét thành vật liệu san lấp từ tập đoàn AOMI Nhật Bản. MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia như: Dự án sân bay Long Thành, dự án đường cao tốc Bắc – Nam…

Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/
Khủng hoảng cát ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tình trạng khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt cát ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nơi khai thác cát nhiều nhất trên cả nước. Mỗi năm khu vực này mất đi 35-55 triệu m3, lượng bù đắp chỉ 2-4 triệu m3. Dự kiến trong khoảng 10 năm nữa, rất có thể Đồng bằng sông Cửu Long sẽ cạn kiệt cát hoàn toàn.

Theo báo cáo tổng hợp của Cục khoáng sản (Bộ TN-MT), ĐBSCL hiện có 58 giấy phép khai thác cát san lấp (thời hạn 2020 – 2029) với tổng trữ lượng hơn 67 triệu m³, tổng công suất khai thác gần 14 triệu/năm. Nếu chỉ tính các giấy phép trong thời hạn 2023-2026 thì trữ lượng cát còn lại của ĐBSCL là khoảng 26 triệu m³ với công suất khai thác khoảng 12 triệu m³/năm. Riêng các dự án cao tốc triển khai trong giai đoạn 2022-2025 ở ĐBSCL cần gần 54 triệu m³ cát. Thêm vào đó là khoảng 36 triệu m³ cát cho các dự án giao thông cấp tỉnh đầu tư năm 2023, 2024. Như vậy, dù có khai thác toàn bộ 26 triệu m³ cát còn lại (thời hạn 2023-2026), các địa phương ĐBSCL cũng chỉ đáp ứng được khoảng 29% nhu cầu cát cho hạ tầng giao thông trong 3 năm tới. (Nguồn: Bài viết “Khủng hoảng cát ở Đồng Bằng sông Cửu Long” – Đình Tuyến)  

Trữ lượng cát còn lại dưới các đáy của dòng sông chính ở Đồng bằng sông Cửu Long  vào khoảng 367 – 550 triệu m³. Nếu duy trì tốc độ khai thác cát như hiện tại, trữ lượng cát này chỉ đủ đáp ứng đến năm 2035. Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng không chỉ đối với ngành xây dựng mà còn đối với sự ổn định hình thái và khả năng chống chịu của đồng bằng. 

Do trữ lượng cát còn ít, các công trình thiếu cát nghiêm trọng, cần phải kiểm soát lượng cát phân bổ cho từng công trình, giám sát chặt chẽ hơn lượng cát khai thác thực tế để có những tính toán phù hợp hơn, đồng thời ngăn chặn những nhóm lợi ích thao túng ngành công nghiệp khai thác cát. Khi lượng cung ít hơn cầu, rất có thể sẽ có cát tặc hoành hành. Năm 2022, hàng trăm vụ việc vi phạm liên quan đến cát lậu đã bị cơ quan chức năng các tỉnh, thành ĐBSCL xử lý, tịch thu hàng triệu khối cát trái phép. Ngoài ra còn các vụ việc khai khống lượng cát xuất khẩu, cũng đã bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý chặt chẽ. Do vậy các cơ quan cần đề ra những giải pháp hợp lý để ngăn chặn hành vi này.

Hiện nay một trong những giải pháp được cho là tối ưu nhất để bù đắp lượng vật liệu san lấp còn thiếu là sử dụng vật liệu san lấp từ việc xử lý vật chất nạo vét. Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư công trình hàng hải việt nam – MCIC đã thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp và áp dụng tại các khu vực trọng điểm Hải Phòng, Quảng Ninh… 

MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia như: Dự án sân bay Long Thành, dự án đường cao tốc Bắc – Nam…

Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/