Tại sao cần kiểm định định kỳ kết cấu hạ tầng cảng biển?
Sự xuống cấp của công trình và cảng biển là tất yếu, gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, gây mất an toàn, do đó việc kiểm tra, đánh giá, quản lý chất lượng, thi công sửa chữa công trình cũng là điều tất yếu phải đặt ra.
Kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng cảng biển là việc đánh giá chất lượng, khả năng khai thác bình thường của kết cấu, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác. Đồng thời, kiểm định chất lượng là cơ sở cho việc xem xét các phương án kỹ thuật để đầu tư sửa chữa khắc phục, nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và thiết bị để tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả khai thác của cầu cảng.
Hiện nay, có rất nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước quy định cụ thể về kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển. Theo đó chủ đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển hoặc tổ chức quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, bến cảng, cầu cảng có nghĩa vụ thực hiện kiểm định định kỳ chất lượng kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP là “Định kỳ 05 năm tổ chức kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng cảng biển và công bố thông báo hàng hải theo quy định“
Các công việc chính của kiểm định định kỳ kết cấu hạ tầng cảng biển
Kết cấu cảng biển sau một thời gian sử dụng, dưới tác dụng của nhiều yếu tố dẫn đến hiện trạng, chất lượng bị thay đổi. Kiểm định cho phép đánh giá được thực trạng chất lượng của kết cấu với các công việc chính như sau:
- Thu thập số liệu về cầu cảng bao gồm điều kiện tự nhiên, khai thác sử dụng;
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng kết cấu, sự toàn vẹn, kích thước công trình;
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng vùng nước trước cầu cảng, hiện trạng mặt cầu;
- Xây dựng hệ thống mốc quan trắc chuyển vị, đánh giá độ ổn định công trình;
- Thí nghiệm, đánh giá chất lượng kết cấu BTCT, kết cấu thép;
- Tính toán, đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu;
- Kết luận về điều kiện khai thác thực tế của công trình, đề xuất các giải pháp bảo trì để tiếp tục duy trì khả năng chịu lực hoặc các giải pháp sửa chữa, thay thế để khôi phục khả năng chịu lực.
Hiện trạng hệ thống cảng biển Việt Nam
Việt Nam có đường bờ biển dài, các công trình làm việc trong môi trường biển tăng đáng kể, trong đó hệ thống cầu cảng chiếm tỷ trọng lớn và tiếp xúc trực tiếp nhất với môi trường biển. Theo tổng hợp số liệu kết quả kiểm định định kỳ cảng biển, các số liệu tham khảo khác cho thấy, có hơn 50% bộ phận kết cấu bê tông và bê tông cốt thép bị ăn mòn, hư hỏng nặng hoặc bị phá hủy chỉ sau từ 20 – 30 năm sử dụng, nhiều công trình hư hỏng nặng sau 7 – 15 năm. Như vậy, tuổi thọ sử dụng của các công trình thực tế nhỏ hơn nhiều so với tuổi thọ thiết kế.
Đặc điểm chung của phá hủy kết cấu bê tông cốt thép là cốt thép trong bê tông bị ăn mòn gây hình thành vết nứt trên bề mặt bê tông, dẫn đến phá hủy hoàn toàn lớp bê tông bảo vệ, bê tông và cốt thép không còn làm việc đồng thời hoặc cốt thép bị ăn mòn gây giảm diện tích tiết diện cốt thép làm giảm sức kháng xuống tới mức gây nguy hiểm cho trạng thái giới hạn chịu lực.
Mất lớp bê tông bảo vệ cốt thép dầm
Thép bị ăn mòn giảm tiết diện, đứt rời
Vết nứt xuất hiện trên dầm
Vết nứt xuất hiện trên cọc
Vết nứt trên cọc dự ứng lực
Hư hỏng đáy bản mặt cầu
Ăn mòn xích neo phao
Han gỉ phao neo tàu
Quy trình thực hiện công tác kiểm định định kì kết cấu hạ tầng công trình