Như MCIC đã nêu ra trong Phần 1: CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ BÙN NẠO VÉT THÀNH VẬT LIỆU SAN LẤP- MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI CHO NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM, tái chế bùn nạo vét thành vật liệu san lấp là bước đột phá nhằm tháo gỡ các nút thắt bất cập trong phát triển kinh tế-xã hội:
Ưu điểm của Hệ thống xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp
Giảm chi phí xây dựng, rút ngắn tiến độ thi công; không mất nhiều thời gian cho công tác ĐTM, cấp giấy phép đổ đất.
Duy trì độ sâu luồng hàng hải đảm bảo an toàn giao thông đường thủy
Giảm tình trạng đổ vật liệu nạo vét ra biển gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng hệ sinh thái;
Tận dụng nguồn tài nguyên tái chế để thay thế vật liệu san lấp;
Giảm tối đa tình trạng khai thác cát trái phép và hoá đơn không minh bạch.
Không cần chuẩn bị quỹ đất liên tục để tập kết bùn nạo vét như thời gian trước đây
Sau đây, MCIC sẽ giới thiệu về nguyên lý vận hành của hệ thống xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp và xin phép minh họa bằng video và hình ảnh thi công thực tế tại Nhật Bản.
⛔️ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ bùn nạo vét thành vật liệu san lấp được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nạo vét và vận chuyển bùn thải đến khu vực xử lý
Bước 2: Bốc dỡ bùn thải từ phương tiện vận chuyển lên bãi tập kết bùn thải
Bước 3: Bốc dỡ bùn thải từ bãi tập kết bùn thải và đưa vào máy trộn
Bước 4: Trộn bùn mềm với xi măng và tro bay bằng máy trộn và xả vào khoang chứa
Bước 5: Bơm bùn qua hệ thống đường ống đến bãi chứa sản phẩm
Bước 6: Sản phẩm được xử lý làm khô, thoát nước tại bãi chứa.
Bước 7: Bốc xúc sản phẩm lên phương tiện vận chuyển đến nơi san lấp
Bước 8: Thi công san đắp và hoàn thiện công trình
️ NGUYÊN LÝ CÔNG NGHỆ:
Bùn nạo vét sau khi được vận chuyển đến khu vực tập kết sẽ được đưa vào bãi chứa, trên mặt bãi chứa có bố trí lưới lọc để tách bùn rắn và tạp chất.
Bùn sau khi được đưa vào máy trộn sẽ được trộn lẫn với xi măng và các phụ gia đặc biệt với tỷ lệ và thời gian trộn tùy thuộc vào tính chất của bùn để tạo thành hỗn hợp bùn mềm.
Hỗn hợp bùn mềm sau đó sẽ được bơm vào hệ thống đường ống có kết nối với ống dẫn phụ gia và khí nén. Khi phụ gia được bơm vào đường ống dưới tác dụng của khí nén, dòng chảy được xáo trộn và chảy rối dạng sóng. Điều này cho phép các phụ gia tương tác một cách tối ưu nhất với hỗn hợp bùn mềm, qua đó hình thành hiệu ứng pha trộn và bùn nạo vét được xử lý thành vật liệu san lấp như thiết kế.
Bùn nạo vét sau khi xử lý có dạng dẻo được bơm đến bãi chứa sản phẩm. Tại đây, sản phẩm được làm khô tự nhiên đến trạng thái rời rạc như cát san lấp. Sử dụng máy xúc để bốc xúc sản phẩm lên phương tiện vận chuyển đến nơi san lấp.
Đặc tính của bùn nạo vét sau xử lý: Bùn nạo vét sau khi được xử lý sẽ là hỗn hợp vữa có cường độ nén đạt mác 100 đến 200, các chỉ tiêu cơ lý ở trạng thái bão hòa và trạng thái tự nhiên là đảm bảo tiêu chuẩn đối với vật liệu san lấp của Nhật Bản và Việt Nam. Đất nền sau khi được san lấp bằng bùn nạo vét đã qua xử lý sẽ không cần phải cải tạo lại.
Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:
Website: xulybundnb.myharavan.com/