Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cảng biển tầm nhìn đến năm 2050 MCIC

Việt Nam sẽ tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cảng biển tầm nhìn đến năm 2050

Hệ thống cảng biển đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cảng biển.

Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cảng biển tầm nhìn đến năm 2050 MCIC
Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cảng biển tầm nhìn đến năm 2050

Một số chính sách tiêu biểu:

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch xác định mục tiêu đến năm 2030, hệ thống cảng biển Việt Nam đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ hơn 1,1 tỷ tấn đến hơn 1,4 tỷ tấn. Trong đó, hàng container từ 38 – 47 triệu TEU; hành khách từ 10,1 – 10,3 triệu lượt khách.

Giai đoạn đến năm 2050, phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại ngang tầm với khu vực và thế giới với năng lực đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4 – 4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,2 – 1,3%/năm.

Tại quy hoạch này, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, tổng nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 313.000 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).

Nâng cấp cảng biển là nhiệm vụ hàng đầu

Nâng cấp cảng biển là nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Các cảng biển hiện nay có sự chênh lệch về chất lượng dịch vụ, cũng như chất lượng cầu cảng. Vì vậy, chính phủ đã đưa ra các chính sách nhằm nâng cao chất lượng cầu cảng để có thể đáp ứng nhu cầu ra vào cảng của tàu bè, đảm bảo an toàn vận hành, thương mại hàng hải.

Nghị định số 58/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải 

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải, bao gồm: Đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng hải, công trình hàng hải, báo hiệu hàng hải, thông báo hàng hải, hoạt động của hoa tiêu hàng hải và quản lý hoạt động của tàu thuyền tại cảng biển và trong vùng biển Việt Nam đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

Nhờ những chính sách mở đường này, hệ thống cảng biển Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Cụ thể:

  • Năng lực xếp dỡ hàng hóa của cảng biển ngày càng tăng: Lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2022 đạt hơn 700 triệu tấn, năm 2023 đạt 750 triệu tấn, tăng 6,3% so với năm 2022.
  • Hạ tầng cảng biển ngày càng được hoàn thiện: Nhiều cảng biển lớn đã được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường vận tải hàng hóa.
  • Chất lượng dịch vụ cảng biển ngày càng được nâng cao: Các cảng biển Việt Nam đang áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và khai thác cảng biển, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Tuy nhiên, hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như:

  • Hạ tầng cảng biển chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội: Một số cảng biển còn thiếu các bến cảng, thiết bị hiện đại, năng lực xếp dỡ hàng hóa thấp, chất lượng kết cấu cảng còn thấp, cầu cảng thường xuyên xuống cấp, xâm thực, giảm khả năng chịu lực,…
  • Công tác quản lý cảng biển còn chưa chặt chẽ: Việc vi phạm các quy định về quản lý cảng biển còn xảy ra khá nhiều, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động cảng biển.
  • Chất lượng dịch vụ cảng biển còn chưa đồng đều: Một số cảng biển chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Để phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

  • Tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật về cảng biển: Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cảng biển.
  • Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng cảng biển: Phát triển các cảng biển hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển: Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và khai thác cảng biển.
  • Tăng cường công tác quản lý cảng biển: Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường tại cảng biển.

Phát triển hệ thống cảng biển là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Với những chính sách và giải pháp phù hợp, hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường vận tải hàng hóa và nâng cao vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.

Là doanh nghiệp lâu năm trong lĩnh vực tư vấn hàng hải, Công ty tư vấn đầu tư công trình Hàng Hải Việt Nam – MCIC cung cấp hiệu quả – kinh tế các Gói dịch vụ: Lập hồ sơ an nình cảng biển; Hồ sơ giao khu vực biển; Xin cấp phép khu neo đậu, khu chuyển tải; Giấp phép kinh doanh cảng biển; Giấy phép công bố cảng biển; Kiểm định kết cấu công trình cầu cảng; Đánh giá tuổi thọ; Lập quy trình bảo trì cầu cảng. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/
Hiệu quả kép từ sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp MCIC

Hiệu quả kép từ sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp

Sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp được coi là một trong các giải pháp tiết kiệm tài nguyên môi trường, chống sạt lở, giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội. Tại Quảng Ninh, phương án sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp này đang diễn ra rất hiệu quả và được cho là sẽ mang lại kết quả kép cho kinh tế và môi trường của vùng này.

Thiếu hụt đất đá xây dựng – “dư thừa” đất đá đổ thải

Tại tỉnh Quảng Ninh, trung bình mỗi năm phát sinh 150 triệu m3 đất đá thải mỏ, chiếm dụng hàng nghìn hecta đất, ảnh hưởng nghiêm trọng cho môi trường xung quanh.

Các dự án của tỉnh đang càng ngày càng “khát” nguồn vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng, đặc biệt là đất đá. Khu đô thị – du lịch, dịch vụ Bái Tử Long II tại phường Cẩm Trung, thành phố Cẩm Phả có tổng diện tích trên 482 nghìn m2, để thực hiện dự án này phải cần đến khoảng 3,5 triệu m3 đất đá. Tại cầu Cửa Lục 3, một công trình đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh, theo kế hoạch, để san lấp mặt bằng khu vực này dự kiến cần tới 60.000 m3 khối đất đá, tương đương với 1 quả đồi. 

Giai đoạn 2021-2025, nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ cho các dự án trên địa bàn vào khoảng 640 triệu m3. Đến năm 2030, dự kiến số lượng này lên tới 1.02 tỷ m3.

Hiệu quả kép từ sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp MCIC
Khối lượng đất đá lớn tại tỉnh Quảng Ninh

Từng bước đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp

Nhận thức được tác hại của việc tồn đọng khối lượng lớn đất đá thải mỏ, UBND Quảng Ninh đã có những chủ trương mới nhằm thay đổi nguồn vật liệu san lấp.  

Để khuyến khích việc sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp như:

  • Giảm thuế, phí liên quan đến hoạt động khai thác và sử dụng đất đá thải mỏ.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để xử lý và sử dụng đất đá thải mỏ.

Từ đó rất nhiều doanh nghiệp bắt tay vào nghiên cứu nguồn đất đá thải tại các vùng trên địa bàn, ví dụ như: Tập đoàn TTP nghiên cứu nguồn đất đá thải ở bãi thải mỏ Tây Khe Sim, mỏ Tây Lộ Trí; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tập trung khai thác bãi thải mỏ Suối Lại;…

Hiệu quả kép từ sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp MCIC
Khai thác, tái sử dụng đất đá thải mỏ

Hơn nữa, theo nghị quyết số 10 ngày 26/09/2022, tỉnh ủy Quảng Ninh đã đặt ra yêu cầu phải có lộ trình chấm dứt khai thác đất, đá đồi tự nhiên làm vật liệu san lấp mặt bằng tại các địa bàn Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn; tập trung sử dụng đất, đá thải mỏ, tro, xỉ thải từ các nhà máy nhiệt điện làm vật liệu san lấp mặt bằng.

Việc khai thác và đưa đất đá thải mỏ vào sử dụng đều được giám sát rất nghiêm ngặt cả về quá trình và chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn vật liệu trước khi được chính thức đưa vào thi công.

Nhờ những chủ trương kịp thời này mà các dự án đã được cung cấp đủ vật liệu xây dựng, hơn nữa đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường.

Hiệu quả kép từ sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp MCIC
Nguồn đất đá thải mỏ sử dụng làm vật liệu san lấp dưới sự giám sát của chính quyền và nhân dân trên địa bàn

Hiệu quả kép từ việc sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp

Sử dụng đất đá thải mỏ là một trong số những giải pháp thay thế vật liệu san lấp mang lại hiệu quả cả về kinh tế và môi trường.

  1. Hiệu quả kinh tế:

  • Tạo nguồn thu nhập cho doanh nghiệp khai thác mỏ: Các doanh nghiệp tập trung khai thác và nghiên cứu tái chế đất đá thải mỏ, từ đó mua bán đất đá thải mỏ cho các đơn vị cần san lấp mặt bằng, tạo thêm nguồn thu nhập.
  • Tiết kiệm chi phí vận chuyển và xử lý đất đá thải: Việc sử dụng đất đá thải mỏ san lấp mặt bằng tại chỗ giúp giảm chi phí vận chuyển và xử lý so với phương án vận chuyển đi xa hoặc xử lý bằng các phương pháp truyền thống.
  • Giảm việc khai thác khoáng sản tự nhiên, giảm chi phí bù đắp và khai thác vật liệu.
  • Góp phần tăng trưởng nền kinh tế địa phương thông qua việc chuyển giao công nghệ và mua bán vật liệu
  1. Tác động đến môi trường:

  • Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đất đá thải mỏ đến môi trường: Việc sử dụng đất đá thải mỏ san lấp mặt bằng giúp hạn chế diện tích bãi thải, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.
  • Giảm việc khai thác cát, đá tự nhiên: Việc khai thác cát, đá tự nhiên có ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, gây mất cân bằng tài nguyên thiên nhiên.
  • Cải thiện cảnh quan: Việc san lấp hố khai thác bằng đất đá thải mỏ giúp cải thiện cảnh quan khu vực khai thác, tạo môi trường xanh – sạch – đẹp.
  • Phòng chống sạt lở: Sử dụng đất đá thải mỏ để gia cố bờ sông, bờ biển giúp phòng chống sạt lở, bảo vệ an toàn cho người dân và tài sản trong các trường hợp thiên tai, bão lũ, khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Việc tận dụng được nguồn vật liệu dư thừa, xử lý thành vật liệu san lấp đem lại rất nhiều lợi ích cho địa phương và góp phần bảo vệ môi trường. Hiện nay tại Việt Nam, vật liệu san lấp cần được thay thế bởi các vật liệu tái chế, vật liệu nhân tạo, …. các công nghệ xử lý tiên tiến từ các nước trên thế giới, đem lại hiệu quả cao cho ngành xây dựng.

Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư công trình hàng hải việt nam – MCIC đã thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp và áp dụng tại một số dự án tại Việt Nam.

MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia, công trình cảng biển, xây mới khu đô thị lấn biển,…

Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/
Những lợi ích của vật liệu san lấp thay thế trong xây dựng - MCIC

Lợi ích của vật liệu san lấp thay thế trong xây dựng

Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều tài nguyên nhất và có tác động lớn đến môi trường. Vì vậy, việc sử dụng vật liệu san lấp thay thế đã trở thành một xu hướng mới và hữu ích nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tối ưu hóa hiệu quả xây dựng. 

Những lợi ích của vật liệu san lấp thay thế

  1. Bảo Vệ Môi Trường:

Những lợi ích của vật liệu san lấp thay thế trong xây dựng - MCIC
Những lợi ích của vật liệu san lấp thay thế trong xây dựng

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng vật liệu san lấp thay thế là giảm thiểu sự tác động tiêu cực đến môi trường. Thay vì khai thác các tài nguyên tự nhiên như cát sông, đá, và đất trồng cây, chúng ta có thể tái chế và sử dụng lại các vật liệu san lấp như đất san lấp, bê tông tái chế, hoặc vật liệu từ phế thải xây dựng. Điều này giúp giảm bớt lượng rác thải xây dựng ra môi trường, bảo vệ môi trường trong hiện tại và tương lai.

  1. Tiết Kiệm Tài Nguyên:

Việc sử dụng vật liệu san lấp thay thế không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên tự nhiên. Khai thác cát sông và đá vôi không chỉ gây ra sự mất cân bằng môi trường mà còn ảnh hưởng đến trữ lượng nguồn tài nguyên. Sử dụng vật liệu san lấp thay thế giúp chúng ta giữ lại những tài nguyên quý báu này cho các thế hệ tương lai.

  1. Hiệu Suất Kỹ Thuật:

Vật liệu san lấp thay thế thường được thiết kế để có khả năng chịu lực tốt, kháng nước, và ít bị phá hủy do môi trường xung quanh. Các vật liệu như bê tông tái chế thường có tính chất cơ học tương đương hoặc thậm chí cao hơn so với bê tông mới. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu suất và độ bền của các công trình xây dựng mà còn giảm thiểu chi phí bảo dưỡng và sửa chữa sau này.

  1. Giảm Chi Phí:

Sử dụng vật liệu san lấp thay thế thường giúp giảm chi phí xây dựng. So với việc sử dụng vật liệu tự nhiên, vật liệu san lấp thay thế thường có giá thành thấp hơn và ít tốn kém trong quá trình vận chuyển và xử lý, giảm chi phí bảo dưỡng cấu kiện và sửa chữa những phần hư hỏng. Điều này giúp giảm tổng chi phí xây dựng và làm cho các dự án xây dựng trở nên có hiệu quả hơn về mặt kinh tế.

5. Kiểm Soát Chất Lượng:

Các vật liệu san lấp thay thế thường được sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Việc sử dụng các vật liệu này giúp đảm bảo tính đồng đều và chất lượng của công trình xây dựng. Điều này làm tăng độ bền và giảm thiểu được những hư hỏng do chất lượng của vật liệu.

6. Tính Linh Hoạt:

Vật liệu san lấp thay thế thường dễ dàng trong việc xử lý và thi công. Sự linh hoạt này giúp tăng khả năng thiết kế, đáp ứng với các yêu cầu cụ thể của từng công trình, giúp giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết cho việc xây dựng, tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Việc sử dụng vật liệu san lấp thay thế không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên tự nhiên. Sự linh hoạt và hiệu quả của các vật liệu thay thế này giúp tạo ra các công trình xây dựng bền vững và chất lượng cao ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Các giải pháp thay thế vật liệu san lấp hiện nay

Nhờ tính linh hoạt và hiệu quả, các vật liệu thay thế hiện nay cũng đã bắt đầu được đưa vào sử dụng. Các giải pháp thay thế vật liệu san lấp có thể kể đến như sử dụng các vật liệu tái chế từ bê tông cũ, gạch, sử dụng vật liệu nhân tạo, sử dụng tro xỉ nhiệt điện, xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp, …. Đây đều là những giải pháp hiệu quả nâng cao hiệu suất thi công và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Một trong những giải pháp tối ưu đã và đang được áp dụng hiện nay là việc xử lý vật chất nạo vét thành vật liệu san lấp. Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư Công trình Hàng hải Việt Nam – MCIC đã thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về ổn định vật chất nạo vét thành vật liệu san lấp và áp dụng tại một số dự án tại Việt Nam.

Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h
Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h

MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia, công trình cảng biển, xây mới khu đô thị lấn biển,…

Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/
o-nhiem-moi-truong-bien-da-nang-xu-ly-nao-vet-bun-thanh-vat-lieu-san-lap-mcic-viet-nam

Thiếu hụt vật liệu san lấp cho dự án trọng điểm ĐBSCL

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đề nghị An Giang nâng công suất khai thác các mỏ cát lên 50% để hỗ trợ, cung cấp nguồn vật liệu này cho các dự án trọng điểm của vùng ĐBSCL

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc cùng UBND tỉnh An Giang về việc hỗ trợ vật liệu cát phục vụ thi công một số dự án tại khu vực ĐBSCL.

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận 2 cho biết, nhu cầu cát cho công tác thi công nền đường của dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP Long Xuyên là 1,41 triệu m3.

Được sự hỗ trợ của An Giang, các nhà thầu của đã tiếp cận 3 nguồn cát với trữ lượng 0,66 triệu m3. Tuy nhiên tiến độ cấp của các mỏ rất chậm, công suất tổng chỉ được khoảng 4000-6000m3/ngày trong khi yêu cầu tiến độ dự án khoảng 10.000m3/ngày. Do đó, ông Thi kiến nghị An Giang tiếp tục hỗ trợ 0,75 triệu m3 còn thiếu.

o-nhiem-moi-truong-bien-da-nang-xu-ly-nao-vet-bun-thanh-vat-lieu-san-lap-mcic-viet-nam
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm làm việc cùng UBND tỉnh An Giang về việc hỗ trợ vật liệu cát phục vụ thi công một số dự án tại khu vực ĐBSCL.

Đối với cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, An Giang hiện đã hỗ trợ đến công trường 530.000m3/800.000m3. Ông Thi cho biết tiến độ thi công dự án Mỹ Thuận – Cần Thơ hiện đang rất cấp bách, đòi hỏi phải đắp xong toàn bộ cát nền đường và gia tải trong tháng 6-2022. Vì vậy Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận kiến nghị UBND tỉnh An Giang có ý kiến với các đơn vị khai thác sớm thực hiện thủ tục cấp cát cho dự án, bảo đảm tổng công suất của 3 mỏ từ 7.000-10.000m3/ngày.

Đồng thời ông Thi đề nghị An Giang hỗ trợ hơn 10 triệu m3 cát cho dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau và tỉnh cần tăng công suất khai thác lên 150%, sớm đưa vào các mỏ khai thác cát mỏ đã quy hoạch, trong đó có mỏ cát núi Xuân Tô và Núi Cấm để đảm bảo đủ cát bố trí cho các dự án.

Ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh An Giang khẳng định từ nay đến những tháng đầu năm 2023, sẽ cung cấp cát cho dự án tuyến tránh và cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ như đã cam kết.

Tuy nhiên ông Trí cho biết hiện 1 số mỏ trên địa bàn đã hết trữ lượng khai thác, việc tăng công suất là khó.

Theo ông Trí, tỉnh không còn khả năng cân đối như đề xuất của Ban Quản lý Dự án Mỹ thuận được, chỉ có thể tăng công suất cung cấp 1,100 triệu m3. Còn 2 mỏ cát núi Xuân Tô và Núi Cấm với trữ lượng 10 triệu khối. Khi đề xuất thì tỉnh từ chối bởi công tác GPMB rất là gian nan, việc khai thác này sẽ phá hư hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu tại đây, chi phí để sửa chữa là rất lớn. Bên cạnh đó tỉnh còn phải cung cấp cát cho các dự án trên địa bàn với trữ lượng khoảng 10,500m3

Thứ trưởng Lâm cho biết theo kế hoạch trong năm 2023, Bộ GTVT sẽ khởi công 12 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam, trong đó có dự án thành phần cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, nhu cầu vật liệu cho dự án là rất lớn khoảng 18 triệu m3.

Ngoài ra, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét thông qua 3 dự án cao tốc trục ngang trong đó có dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng với chiều dài 188km, nhu cầu cát cho các dự án này là rất lớn.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh An Giang cũng đang triển khai dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP Long Xuyên, Chính Phủ, Bộ GTVT cũng như địa phương đều mong muốn tuyến này sẽ hoàn thành vào tháng 8-2023.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, Bộ cũng đã tính toán về các nguồn vật liệu khác; đồng thời nghiên cứu các mỏ cát của các địa phương và tính toán ảnh hưởng khi tăng công suất khai thác.

Từ đó Thứ trưởng cũng đề nghị địa phương nâng công suất khai thác các mỏ cát lên 50% để hỗ trợ, cung cấp nguồn vật liệu này cho các dự án trọng điểm của vùng.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, nguồn cát của địa phương chủ yếu từ các mỏ và từ việc chỉnh trị, nạo vét luồng. Địa phương sẵn sàng hỗ trợ cát cho các dự án của vùng theo khả năng của mình.

Tình trạng thiếu hụt vật liệu san lấp hiện nay là rất nghiêm trọng. Các phương án khai thác mỏ cũng chỉ cung cấp được một phần nào đó sự thiếu hụt vật liệu này.

✔️ Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hàng hải, MCIC cung cấp dịch vụ Xử Lý Bùn Nạo Vét Thành Vật Liệu San Lấp TIÊN TIẾN nhất, CHẤT LƯỢNG nhất, TỐI ƯU nhất cho các chủ đầu tư.

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/
o-nhiem-moi-truong-bien-da-nang-xu-ly-nao-vet-bun-thanh-vat-lieu-san-lap-mcic-viet-nam

Xử lý nghiêm vụ khai thác cát ở cửa sông Hàm Luông

UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu làm rõ hành vi vi phạm có tổ chức, việc lợi dụng chủ trương của tỉnh để trục lợi, khai thác, mua bán cát trái phép nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra xử lý.
Mới đây, UBND tỉnh Bến Tre đã có văn bản giao công an tỉnh chỉ đạo đơn vị chức năng hỗ trợ UBND huyện Thạnh Phú lập hồ sơ, xử lý nghiêm vụ việc khai thác cát trái phép ở cửa sông Hàm Luông.

Bắt tàu “khủng” hút cát trái phép

Trước đó, ngày 29-5, tổ công tác gồm Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Bến Tre, Đồn biên phòng Cổ Chiên, Công an huyện Thạnh Phú và Công an xã Thạnh Hải phát hiện tàu hút cát chuyên dụng SG-7791 được lai dắt bằng tàu gỗ ST-06347 đang hút cát trái phép tại vùng cửa sông Hàm Luông. Vị trí phát hiện phương tiện bơm hút cát trái phép cách Nhà máy điện gió số 5 của Công ty cổ phần Tân Hoàn Cầu Bến Tre khoảng 1 km.

Khai thác cát trái phép tại Hàm Luông

Tại thời điểm này, tàu SG-7791 và tàu gỗ lai dắt do ông Nguyễn Duy Huynh (ngụ Bình Dương) là người trực tiếp quản lý. Theo ông Huynh, khi lực lượng chức năng kiểm tra, phương tiện của ông đang bơm hút cát là thực hiện theo hợp đồng nạo vét giữa Công ty cổ phần Khai thác khoáng sản Nhân Hòa Phú Quốc (do ông làm tổng giám đốc) và Công ty cổ phần Đầu tư TGDH (viết tắt là Công ty TGDH) với nội dung thi công nạo vét thông luồng dự án Nhà máy điện gió số 5 vùng biển xã Thạnh Hải.

Cùng nội dung trong hợp đồng nêu trên, ông Huynh còn trưng ra hàng loạt hợp đồng dây chuyền có liên quan gồm: Hợp đồng giao khoán nạo vét giữa Công ty TGDH và Công ty cổ phần Viet Daishin; hợp đồng giao khoán việc giữa Công ty cổ phần Viet Daishin và Công ty cổ phần Tân Hoàn Cầu Bến Tre cùng các bản vẽ sơ đồ vị trí thi công nạo vét thông luồng dự án Nhà máy điện gió số 5.

Bên cạnh đó là thông báo của Công ty cổ phần Tân Hoàn Cầu Bến Tre về việc thi công hạng mục nạo vét để phương tiện tiếp cận các tua bin Nhà máy điện gió số 5, trong đó nêu: “Liên doanh giữa Tập đoàn Đông Đô – Bộ Quốc phòng và Công ty cổ phần Viet Daishin có trách nhiệm vận chuyển bùn, cát ra ngoài phạm vi dự án”.

“Công ty chúng tôi chỉ là đơn vị làm thuê, thấy các hợp đồng đầy đủ và thông tin về dự án rõ ràng, tôi mới cho phương tiện tới thực hiện nạo vét. Tất cả các hợp đồng và giấy tờ có liên quan tôi đã cung cấp đầy đủ cho cơ quan công an” – ông Huynh cho hay. Cũng theo ông Huynh, dù không ghi rõ trong hợp đồng nhưng số cát khai thác được, các công ty có liên quan và Công ty Nhân Hòa Phú Quốc thỏa thuận miệng bán cho các sà lan đến mua với giá 85.000 đồng/khối.

Ông Đào Công Thương, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú, cho biết vị trí các phương tiện bị lực lượng chức năng phát hiện khai thác cát trái phép nằm ngoài phạm vi được UBND tỉnh và huyện cho chủ trương nạo vét phục vụ thi công Nhà máy điện gió số 5.

“Chủ trương của tỉnh quy định rõ là sản phẩm nạo vét được tận thu phục vụ san lấp mặt bằng cho việc thi công Nhà máy điện gió số 5. Trường hợp doanh nghiệp dự án không tận thu được sản phẩm nạo vét thì phải giữ lại tài nguyên này và tập trung lại một điểm nhất định, không được vận chuyển hay mua bán” – ông Thương cho biết.

Chủ đầu tư nói “không liên quan”

Liên quan đến vụ việc trên,ông Mai Văn Long người đại diện của Công ty cổ phần Tân Hoàn Cầu Bến Tre khẳng định tàu hút cát bên ngoài, không liên quan gì đến dự án Nhà máy điện gió số 5 của Công ty cổ phần Tân Hoàn Cầu Bến Tre. “Tàu thuyền ở đâu vào, nói của dự án đâu có đúng. Phương tiện của công ty tôi có số hiệu đăng ký chứ đâu phải làm khơi khơi vậy” – ông Long nói.

Ngoài ra, ông Long không nói gì thêm: “Hợp đồng tôi có ký gì đâu mà hợp đồng, tôi có biết gì đâu mà hợp đồng, tôi chưa làm gì hết”.

Về phía Công ty cổ phần Viet Daishin, ông Nguyễn Mạnh Thao, Giám đốc công ty, xác nhận có ký hợp đồng với Công ty cổ phần Tân Hoàn Cầu Bến Tre để nạo vét luồng phục vụ thi công Nhà máy điện gió số 5. Và sau đó, Công ty cổ phần Viet Daishin ký hợp đồng với Công ty TGDH để thực hiện nạo vét. Tuy nhiên, ông Thao cho biết chưa có lệnh cho đơn vị này tiến hành nạo vét.

Tiếp tục trao đổi với ông Trần Văn Trường, Tổng giám đốc Công ty TGDH, ông Trường xác nhận chưa nhận được lệnh khởi công của Công ty cổ phần Viet Daishin. Thời gian qua, công ty chỉ cho phương tiện tập kết đến khu vực nạo vét và đang tiến hành thử máy.

Hình thức khai thác cát là rất ngang nhiên. Dùng mọi giấy tờ bằng chứng để lách luật trong khi các bên đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Việc thiếu hụt các vật liệu san lấp, trục lợi cá nhân đã dẫn đến các hành vi trái pháp luật. Đáng lên án hơn là việc lách luật đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong khi môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

✔️ Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hàng hải, MCIC cung cấp dịch vụ Xử Lý Bùn Nạo Vét Thành Vật Liệu San Lấp TIÊN TIẾN nhất, CHẤT LƯỢNG nhất, TỐI ƯU nhất cho các chủ đầu tư. Hãy lựa chọn thông minh và sáng suốt để tránh vi phạm và tiếp tay cho các hành vi trái pháp luật!

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/

Mối lo ô nhiễm môi trường khi nhận chìm bùn nạo vét tại Đà Nẵng.

Những ngày qua, khi 3 xà lan, tàu hút cùng xe múc di chuyển vào Âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng để tiến hành nạo vét thí điểm khu vực thi công số 1 ở vùng nước phía đông của Âu thuyền, đã có không ít ý kiến của các chuyên gia về môi trường quan ngại, việc chất bùn sau nạo vét sẽ lại được nhận chìm trên biển Đà Nẵng…

Nguy cơ ô nhiễm môi trường biển tại Đà Nẵng do nhận chìm bùn
Nguy cơ ô nhiễm môi trường biển tại Đà Nẵng do nhận chìm bùn

Tình trạng nhận chìm bùn tại Đà Nẵng

Ngày 14/4, Ban quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng cho biết, đang thí điểm nạo vét, nhận chìm bùn lưu cữu ở Âu thuyền cảng cá Thọ Quang, hướng tới việc đưa “điểm nóng” này ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường vào năm 2025.

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được duyệt, đơn vị trúng thầu hạng mục này là Liên danh Công ty CP 126 và Công ty CP Phú Xuân sẽ phân ô Âu thuyền để vừa làm, vừa đánh giá hiệu quả, tác động trên cơ sở có sự giám sát, theo dõi của các cơ quan liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ đội Biên phòng, UBND quận Sơn Trà…

Theo Quyết định số 1719/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của UBND TP Đà Nẵng, phạm vi nạo vét bùn tại Âu thuyền Thọ Quang có diện tích 50,17ha; tổng khối lượng bùn sau khi nạo vét, tách rác và nhận chìm là 346.790m3, tổng kinh phí là 99 tỷ đồng. Về phương án nhận chìm chất nạo vét, sử dụng 3 sà lan có công suất mỗi sà lan 1.495m3/ngày (trung bình 6 chuyến/ngày) để vận chuyển chất nạo vét đi nhận chìm, với khối lượng chất nạo vét dự kiến khoảng 3.500m3/ngày.

Tuy nhiên, những ngày qua dư luận người dân, các chuyên gia về môi trường đã rất quan tâm ngay khi dự án nạo vét tại Âu thuyền Thọ Quang được khởi động đã đặt câu hỏi: Đây là lần đầu tiên thực hiện nạo vét và nhận chìm khối lượng bùn lớn trên biển, theo dự kiến thì trong giai đoạn đầu sẽ vừa thi công, vừa đánh giá tác động với môi trường như vậy liệu có đảm bảo an toàn?

Khi thải trực tiếp hàng trăm nghìn m3 chất bùn nạo vét từ Âu thuyền Thọ Quang ra biển, liệu có tự lắng hay sẽ có những tác động về dòng chảy, tất cả vật chất ở dưới biển bị dịch chuyển và gây nguy hại cho hệ sinh thái, san hô tại biển Đà Nẵng. Đặc biệt là hiện tình trạng động thực vật, san hô biển, ven bán đảo Sơn Trà đang dần bị “nghèo” rất cần được phục hồi và bảo vệ…

Chiều 14/4, trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Thị Minh Phương, Trưởng khoa Môi trường – Công nghệ hóa, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, cho rằng, khu vực Âu thuyền Thọ Quang đã là “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường từ lâu. Tầng trầm tích dày tích tụ lâu năm đã làm giảm sức chứa của Âu thuyền nên việc dọn rác, nạo vét là cần thiết. Tuy nhiên, việc thực hiện nạo vét và nhận chìm như thế nào lại là một vấn đề quan trọng, cần hết sức cân nhắc.

Bởi, khối lượng nạo vét khá lớn, lên đến gần 350.000m3, thành phần vật liệu nạo vét có đặc điểm hạt mịn (sét, bột và cát mịn là chủ yếu) nên dễ bị lan truyền, khuếch tán trong môi trường nước, khó lắng xuống đáy. Tỷ lệ ở dạng lỏng cao “Tỷ lệ bùn lên tới ~50%) càng thúc đẩy hiện tượng lan truyền, khuếch tán trong nước nhanh và xa hơn.

Cũng theo TS Nguyễn Thị Minh Phương, san hô khu vực Bãi Bắc, bán đảo Sơn Trà, hiện nay đã gần như bị hủy diệt hoàn toàn, ở phía nam của bán đảo san hô cũng chết rất nhiều. Một trong những nguyên nhân san hô bị hủy diệt là do trầm tích. San hô phát triển do cộng sinh với tảo. Nếu trầm tích tăng đột ngột thì tảo cộng sinh sẽ chết trước do không đủ ánh sáng để quang hợp, san hô chết sau.

Khi vật chất ô nhiễm trên lan truyền đến sát chân bán đảo Sơn Trà, rạn san hô ít ỏi còn lại nơi đây chắc chắn sẽ bị hủy diệt, kéo theo nó là toàn bộ các sinh vật trong hệ sinh thái rạn san hô bị tác động. Điều này hiển nhiên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch địa phương cũng như những ngư dân có nguồn sống dựa vào vùng biển này…

Nguồn: https://cand.com.vn/

Phương án xử lý bùn nạo vét luồng hàng hải

✔️ Hiện nay công nghệ TÁI CHẾ BÙN NẠO VÉT THÀNH VẬT LIỆU SAN LẤP tiên tiến của Nhật Bản đang được các chủ đầu tư quan tâm không chỉ bởi khả năng tận dụng hiệu quả bùn nạo vét mà còn giúp giảm Chi phí, tháo gỡ gỡ các nút thắt bất cập trong phát triển kinh tế-xã hội.
✔️ Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hàng hải, MCIC cung cấp dịch vụ Xử Lý Bùn Nạo Vét Thành Vật Liệu San Lấp TIÊN TIẾN nhất, CHẤT LƯỢNG nhất, TỐI ƯU nhất cho các chủ đầu tư.

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/