Những lợi ích của vật liệu san lấp thay thế trong xây dựng - MCIC

Lợi ích của vật liệu san lấp thay thế trong xây dựng

Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều tài nguyên nhất và có tác động lớn đến môi trường. Vì vậy, việc sử dụng vật liệu san lấp thay thế đã trở thành một xu hướng mới và hữu ích nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tối ưu hóa hiệu quả xây dựng. 

Những lợi ích của vật liệu san lấp thay thế

  1. Bảo Vệ Môi Trường:

Những lợi ích của vật liệu san lấp thay thế trong xây dựng - MCIC
Những lợi ích của vật liệu san lấp thay thế trong xây dựng

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng vật liệu san lấp thay thế là giảm thiểu sự tác động tiêu cực đến môi trường. Thay vì khai thác các tài nguyên tự nhiên như cát sông, đá, và đất trồng cây, chúng ta có thể tái chế và sử dụng lại các vật liệu san lấp như đất san lấp, bê tông tái chế, hoặc vật liệu từ phế thải xây dựng. Điều này giúp giảm bớt lượng rác thải xây dựng ra môi trường, bảo vệ môi trường trong hiện tại và tương lai.

  1. Tiết Kiệm Tài Nguyên:

Việc sử dụng vật liệu san lấp thay thế không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên tự nhiên. Khai thác cát sông và đá vôi không chỉ gây ra sự mất cân bằng môi trường mà còn ảnh hưởng đến trữ lượng nguồn tài nguyên. Sử dụng vật liệu san lấp thay thế giúp chúng ta giữ lại những tài nguyên quý báu này cho các thế hệ tương lai.

  1. Hiệu Suất Kỹ Thuật:

Vật liệu san lấp thay thế thường được thiết kế để có khả năng chịu lực tốt, kháng nước, và ít bị phá hủy do môi trường xung quanh. Các vật liệu như bê tông tái chế thường có tính chất cơ học tương đương hoặc thậm chí cao hơn so với bê tông mới. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu suất và độ bền của các công trình xây dựng mà còn giảm thiểu chi phí bảo dưỡng và sửa chữa sau này.

  1. Giảm Chi Phí:

Sử dụng vật liệu san lấp thay thế thường giúp giảm chi phí xây dựng. So với việc sử dụng vật liệu tự nhiên, vật liệu san lấp thay thế thường có giá thành thấp hơn và ít tốn kém trong quá trình vận chuyển và xử lý, giảm chi phí bảo dưỡng cấu kiện và sửa chữa những phần hư hỏng. Điều này giúp giảm tổng chi phí xây dựng và làm cho các dự án xây dựng trở nên có hiệu quả hơn về mặt kinh tế.

5. Kiểm Soát Chất Lượng:

Các vật liệu san lấp thay thế thường được sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Việc sử dụng các vật liệu này giúp đảm bảo tính đồng đều và chất lượng của công trình xây dựng. Điều này làm tăng độ bền và giảm thiểu được những hư hỏng do chất lượng của vật liệu.

6. Tính Linh Hoạt:

Vật liệu san lấp thay thế thường dễ dàng trong việc xử lý và thi công. Sự linh hoạt này giúp tăng khả năng thiết kế, đáp ứng với các yêu cầu cụ thể của từng công trình, giúp giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết cho việc xây dựng, tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Việc sử dụng vật liệu san lấp thay thế không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên tự nhiên. Sự linh hoạt và hiệu quả của các vật liệu thay thế này giúp tạo ra các công trình xây dựng bền vững và chất lượng cao ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Các giải pháp thay thế vật liệu san lấp hiện nay

Nhờ tính linh hoạt và hiệu quả, các vật liệu thay thế hiện nay cũng đã bắt đầu được đưa vào sử dụng. Các giải pháp thay thế vật liệu san lấp có thể kể đến như sử dụng các vật liệu tái chế từ bê tông cũ, gạch, sử dụng vật liệu nhân tạo, sử dụng tro xỉ nhiệt điện, xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp, …. Đây đều là những giải pháp hiệu quả nâng cao hiệu suất thi công và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Một trong những giải pháp tối ưu đã và đang được áp dụng hiện nay là việc xử lý vật chất nạo vét thành vật liệu san lấp. Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư Công trình Hàng hải Việt Nam – MCIC đã thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về ổn định vật chất nạo vét thành vật liệu san lấp và áp dụng tại một số dự án tại Việt Nam.

Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h
Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h

MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia, công trình cảng biển, xây mới khu đô thị lấn biển,…

Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/
Giải pháp thay thế vật liệu san lấp trong xây dựng MCIC

Nhật Bản đã làm gì để thay thế cát tự nhiên trong xây dựng

Tình trạng thiếu hụt cát tại Nhật Bản đã diễn ra từ nhiều năm trước

Thời kỳ sau chiến tranh, Nhật Bản khai thác khối lượng lớn cát, phục vụ cho việc phục hồi đất nước. Vào năm 1967, nguồn cát tự nhiên chiếm 44% nguồn cung cho các công trình xây dựng và các lĩnh vực khác.Nhu cầu về cát sử dụng làm cốt liệu cho bê tông, đạt đỉnh điểm vào năm 1990, ở đỉnh cao của nền kinh tế bong bóng, vào khoảng 949 triệu tấn. Cát nhập khẩu vào Nhật Bản cũng ở mức trên 500.000 Tấn vào năm 1990. 

Nhu cầu về cát ở Nhật Bản thời điểm trước những năm 2000 là rất cao. Cho dù đã nhập khẩu một lượng lớn cát từ các nước khác, nhưng các công trình ở Nhật cũng có lúc tạm ngưng do thiếu hụt nguyên liệu.

Lượng cát ở các vùng biển giảm đáng kể và ngày càng trở nên thiếu hụt nghiêm trọng. Trước thực trạng trên, một vài bãi biển đã đóng cửa vào những năm sau đó. Tỉnh Hiroshima đã cấm hoàn toàn việc khai thác cát từ những năm 1997. Bãi biển tỉnh Chiba đã bị đóng cửa vào năm 2011 do lượng cát giảm xuống quá mức, gây nguy hiểm cho người dân.

Giải pháp thay thế vật liệu san lấp trong xây dựng MCIC
Bãi biển tỉnh Chiba không còn nhiều cát như trước

Nhật Bản đã làm gì để “bù đắp” lượng cát thiếu hụt?

Trước áp lực thiếu hụt vật liệu đầu vào xây dựng, Nhật Bản đã đưa ra những giải pháp như sử dụng cát nhân tạo, xử lý vật chất nạo vét,…. để giảm sự phụ thuộc vào cát tự nhiên và giải quyết vấn đề thiếu cát xây dựng.

Công nghệ sản xuất cát nhân tạo là việc tái chế các vật liệu xây dựng như bê tông phế thải, thủy tinh, gạch….Các vật liệu tái chế này sẽ được nghiền nhỏ và loại bỏ các vật liệu “rác” còn lẫn vào. Cát nhân tạo sẽ được sàng lọc kỹ càng và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, rồi được đưa vào sử dụng thay thế cho cát tự nhiên.

Giải pháp thay thế vật liệu san lấp trong xây dựng
Sản xuất cát nhân tạo tại Nhật Bản

Công nghệ ổn định vật chất nạo vét thành vật liệu san lấp cũng góp phần quan trọng giúp Nhật Bản mở rộng quỹ đất xây dựng cầu cảng và sân bay. Công nghệ này được phát triển từ nguyên lý công nghệ lõi: sử dụng xi măng và các phụ gia đẩy qua ống trộn khí nén để cải tạo bùn mềm đã được Ông Akinori Sakamoto tiên phong nghiên cứu từ năm 1992.

Giải pháp thay thế vật liệu san lấp
Hình ảnh xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp

Để thúc đẩy việc sử dụng cát nhân tạo và các vật liệu thay thế, chính phủ đã đánh thuế cát tự nhiên cao hơn so với trước đó, khuyến khích người dân thay thế cát tự nhiên bằng cát nhân tạo và các vật liệu thay thế khác như bùn nạo vét đã qua xử lý, đá nghiền….

Cho đến hiện nay, Nhật Bản đã thay thế cát tự nhiên bằng các vật liệu khác khoảng 40 năm và đạt hiệu quả rất tốt. Mỗi năm Nhật Bản sản xuất 120 triệu tấn cát nhân tạo mỗi năm, đáp ứng 50% nhu cầu cát sử dụng cho bê tông. Công nghệ xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp cũng được ứng dụng hiệu quả, công nghệ này cũng được chuyển giao tại nhiều quốc gia như Bỉ, Hà Lan, Singapore…..Ngoài ra, Nhật Bản tích cực tái chế vật liệu xây dựng sử dụng làm cốt liệu cho bê tông và nhựa đường. Những nỗ lực của Nhật Bản trong việc thay thế cát tự nhiên là một ví dụ về việc giải quyết vấn đề thiếu hụt vật liệu.

Bài học cho Việt Nam trước việc thiếu hụt cát hiện nay

Cũng giống như Nhật Bản ở thế kỷ trước, hiện nay Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng do việc thiếu hụt cát xảy ra nghiêm trọng. Các công trình chậm tiến độ do thiếu vật liệu, nguồn cung vật liệu không đủ đáp ứng cho các công trình hiện tại và tương lai. Việc tái tạo cát tại các con sông diễn ra chậm, không đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng quá cao của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

Việt Nam cần có những giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu hụt này như chuyển giao các công nghệ từ nước ngoài, đưa ra các chính sách khuyến khích người dân sử dụng các vật liệu thay thế khác.

Nhận thấy vấn đề thiếu hụt cát sẽ ngày càng trầm trọng trong tương lai, công ty CP tư vấn đầu tư công trình hàng hải Việt Nam MCIC đã thành công tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản về xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp. Cho đến nay, công nghệ đã được áp dụng thành công tại một số dự án tại Việt Nam.

Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h
Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h

MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/
Hệ thống xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp của MCIC

Phát triển mở rộng nguồn vật liệu san lấp mới – Giải pháp thay thế cát trong tương lai

Theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Cử tri tỉnh Đồng Tháp đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu phát triển mở rộng các nguồn cát thay thế (cát nghiền, cát tái chế từ phế thải công nghiệp và xây dựng, cát lợ, cát biển…) nhằm từng bước thay thế, giảm áp lực cho việc khai thác cát sông tự nhiên hiện nay.

Quan điểm của Thủ tướng chính phủ đưua ra trong Quyết định số 1266/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050” là việc chú trọng phát triển ngành vật liệu xây dựng hiệu quả, bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, từng bước tăng cường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội; Tiếp cận và ứng dụng nhanh nhất các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Sử dụng hiệu quả tài nguyên, triệt để tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu; Hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; Phát huy, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng; Phân bổ mạng lưới cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên toàn quốc phù hợp với điều kiện về tự nhiên, xã hội của từng vùng miền.

Hiện nay nhu cầu thay thế cát tự nhiên (cát sông) trên cả nước đang ngày càng gia tăng. Các dự án trọng giai đoạn này hầu như đều chậm tiến độ, thi công cầm chừng do thiếu nguồn cung vật liệu. Nhu cầu sử dụng các vật liệu thay thế cho các dự án trọng điểm như dự án đường cao tốc Bắc – Nam, dự án sân bay Long Thành, các dự án tại Đồng Bằng Sông Cửu Long….giai đoạn từ nay đến năm 2030, ước tính lượng cát cần sử dụng lên tới 100 triệu m3.

Nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu ngày càng tăng phục vụ cho các công trình trọng điểm quốc gia, việc phát triển vật liệu thay thế là nhu cầu cấp thiết hiện nay và trong tương lai. Bộ Xây dựng đã quyết liệt chỉ đạo một số công việc như sau:

  • Chỉ đạo các cơ quan liên quan, tính toán cân đối cung cầu cát xây dựng và vật liệu san lấp, sử dụng vật liệu thay thế có sẵn tại địa phương, hạn chế sử dụng cát tự nhiên khai thác từ lòng sông để làm vật liệu san lấp, sử dụng cát tự nhiên tiết kiệm có hiệu quả; đặc biệt sử dụng cát nghiền nhân tạo cho bê tông và vữa thay thế cát tự nhiên.
  • Chỉ đạo tiếp tục rà soát các tiêu chuẩn về cát để phù hợp với thực tế; nắm bắt các thông tư, nghị định về quy chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
  • Tích cực hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức đối với cát và vật liệu thay thế, hoàn thiện các đề án xây dựng quốc gia; nghiên cứu các công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa chủng loại vật liệu thay thế, đáp ứng đầy đủ nguồn cung vật liệu xây dựng cho các công trình trong nước.
  • Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ quan, tổ chức thi công sử dụng các nguồn vật liệu thay thế cát tự nhiên trong việc san lấp và thi công công trình.

Hiểu rõ tình trạng thiếu hụt cát với khối lượng lớn ở thời điểm hiện tại và tương lai, MCIC đã tích cực nghiên cứu công nghệ mới  với mục tiêu tìm kiếm loại vật liệu san lấp có thể thay thế cát, với đặc tính kỹ thuật tương đương hoặc hơn cát.

Hệ thống xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp của MCIC
Hệ thống xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp của MCIC

Tháng 12 năm 2022, MCIC đã chính thức hoàn thành chuyển giao công nghệ lõi K-DPM xử lý vật chất nạo vét thành vật liệu san lấp từ tập đoàn AOMI Nhật Bản. MCIC tin rằng ứng dụng công nghệ mới này sẽ là một trong những giải pháp nhanh chóng giải quyết bài toán thiếu hụt cát san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia như: Dự án sân bay Long Thành, dự án đường cao tốc Bắc – Nam…

Để biết thêm chi tiết về công nghệ mới này xin vui lòng liên hệ:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/
o-nhiem-moi-truong-bien-da-nang-xu-ly-nao-vet-bun-thanh-vat-lieu-san-lap-mcic-viet-nam

Thiếu hụt vật liệu san lấp cho dự án trọng điểm ĐBSCL

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đề nghị An Giang nâng công suất khai thác các mỏ cát lên 50% để hỗ trợ, cung cấp nguồn vật liệu này cho các dự án trọng điểm của vùng ĐBSCL

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc cùng UBND tỉnh An Giang về việc hỗ trợ vật liệu cát phục vụ thi công một số dự án tại khu vực ĐBSCL.

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận 2 cho biết, nhu cầu cát cho công tác thi công nền đường của dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP Long Xuyên là 1,41 triệu m3.

Được sự hỗ trợ của An Giang, các nhà thầu của đã tiếp cận 3 nguồn cát với trữ lượng 0,66 triệu m3. Tuy nhiên tiến độ cấp của các mỏ rất chậm, công suất tổng chỉ được khoảng 4000-6000m3/ngày trong khi yêu cầu tiến độ dự án khoảng 10.000m3/ngày. Do đó, ông Thi kiến nghị An Giang tiếp tục hỗ trợ 0,75 triệu m3 còn thiếu.

o-nhiem-moi-truong-bien-da-nang-xu-ly-nao-vet-bun-thanh-vat-lieu-san-lap-mcic-viet-nam
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm làm việc cùng UBND tỉnh An Giang về việc hỗ trợ vật liệu cát phục vụ thi công một số dự án tại khu vực ĐBSCL.

Đối với cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, An Giang hiện đã hỗ trợ đến công trường 530.000m3/800.000m3. Ông Thi cho biết tiến độ thi công dự án Mỹ Thuận – Cần Thơ hiện đang rất cấp bách, đòi hỏi phải đắp xong toàn bộ cát nền đường và gia tải trong tháng 6-2022. Vì vậy Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận kiến nghị UBND tỉnh An Giang có ý kiến với các đơn vị khai thác sớm thực hiện thủ tục cấp cát cho dự án, bảo đảm tổng công suất của 3 mỏ từ 7.000-10.000m3/ngày.

Đồng thời ông Thi đề nghị An Giang hỗ trợ hơn 10 triệu m3 cát cho dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau và tỉnh cần tăng công suất khai thác lên 150%, sớm đưa vào các mỏ khai thác cát mỏ đã quy hoạch, trong đó có mỏ cát núi Xuân Tô và Núi Cấm để đảm bảo đủ cát bố trí cho các dự án.

Ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh An Giang khẳng định từ nay đến những tháng đầu năm 2023, sẽ cung cấp cát cho dự án tuyến tránh và cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ như đã cam kết.

Tuy nhiên ông Trí cho biết hiện 1 số mỏ trên địa bàn đã hết trữ lượng khai thác, việc tăng công suất là khó.

Theo ông Trí, tỉnh không còn khả năng cân đối như đề xuất của Ban Quản lý Dự án Mỹ thuận được, chỉ có thể tăng công suất cung cấp 1,100 triệu m3. Còn 2 mỏ cát núi Xuân Tô và Núi Cấm với trữ lượng 10 triệu khối. Khi đề xuất thì tỉnh từ chối bởi công tác GPMB rất là gian nan, việc khai thác này sẽ phá hư hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu tại đây, chi phí để sửa chữa là rất lớn. Bên cạnh đó tỉnh còn phải cung cấp cát cho các dự án trên địa bàn với trữ lượng khoảng 10,500m3

Thứ trưởng Lâm cho biết theo kế hoạch trong năm 2023, Bộ GTVT sẽ khởi công 12 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam, trong đó có dự án thành phần cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, nhu cầu vật liệu cho dự án là rất lớn khoảng 18 triệu m3.

Ngoài ra, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét thông qua 3 dự án cao tốc trục ngang trong đó có dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng với chiều dài 188km, nhu cầu cát cho các dự án này là rất lớn.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh An Giang cũng đang triển khai dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP Long Xuyên, Chính Phủ, Bộ GTVT cũng như địa phương đều mong muốn tuyến này sẽ hoàn thành vào tháng 8-2023.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, Bộ cũng đã tính toán về các nguồn vật liệu khác; đồng thời nghiên cứu các mỏ cát của các địa phương và tính toán ảnh hưởng khi tăng công suất khai thác.

Từ đó Thứ trưởng cũng đề nghị địa phương nâng công suất khai thác các mỏ cát lên 50% để hỗ trợ, cung cấp nguồn vật liệu này cho các dự án trọng điểm của vùng.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, nguồn cát của địa phương chủ yếu từ các mỏ và từ việc chỉnh trị, nạo vét luồng. Địa phương sẵn sàng hỗ trợ cát cho các dự án của vùng theo khả năng của mình.

Tình trạng thiếu hụt vật liệu san lấp hiện nay là rất nghiêm trọng. Các phương án khai thác mỏ cũng chỉ cung cấp được một phần nào đó sự thiếu hụt vật liệu này.

✔️ Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hàng hải, MCIC cung cấp dịch vụ Xử Lý Bùn Nạo Vét Thành Vật Liệu San Lấp TIÊN TIẾN nhất, CHẤT LƯỢNG nhất, TỐI ƯU nhất cho các chủ đầu tư.

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/
phuong-phap-xu-ly-bun-nao-vet-thanh-vat-lieu-san-lap-cong-nghe-Nhat-Ban-MCIC

Thiếu vật liệu làm dự án cao tốc Bắc-Nam

Trước thực trạng nguồn cung vật liệu xây dựng đắp nền đường cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường đang gặp khó khăn,  Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Giao thông vận tải đã họp, tìm cách gỡ vướng trong triển khai dự án cao tốc Bắc-Nam.

Còn thiếu hụt khoảng 10,8 triệu m3 đất đắp

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên, tại Nghị quyết số 18/NQ-CP, Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện ngay công tác điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; và các quy hoạch khác có liên quan đảm bảo để các nhà thầu có thể khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường ngay sau khi ký hợp đồng xây dựng.

Về các mỏ vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 và Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 về cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác, nâng công suất khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án trên.

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định các Nghị quyết trên đã cơ bản tháo gỡ được vướng mắc về nguồn vật liệu đất đắp nền đường cung cấp cho các dự án thành phần. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, hiện nay vẫn còn thiếu hụt khoảng 10,8 triệu m3 đất đắp tại 6 dự án thành phần.

Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, đảm bảo tiến độ dự án

Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất sử dụng tro sỉ, cát biển làm vật liệu đắp nền đường.

phuong-phap-xu-ly-bun-nao-vet-thanh-vat-lieu-san-lap-cong-nghe-Nhat-Ban-MCIC-300x186

Đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp phục vụ cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Đối với tiềm năng cát biển làm vật liệu san lấp phục vụ cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hiện chưa có tiêu chuẩn Việt Nam cho việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp.

Do vậy, đại diện lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Giao thông vận tải) đề xuất hai Bộ nghiên cứu để làm rõ tiềm năng, chất lượng, khả năng sử dụng, điều kiện khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng đáy biển đồng thời đánh giá tác động đến môi trường khi khác thác.

✔️ Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hàng hải, MCIC cung cấp dịch vụ Xử Lý Bùn Nạo Vét Thành Vật Liệu San Lấp TIÊN TIẾN nhất, CHẤT LƯỢNG nhất, TỐI ƯU nhất cho các chủ đầu tư.

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/

 

Phương pháp xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp công nghệ Nhật Bản

Giải pháp cuối cùng để xử lý bùn có phải là: Nhận chìm?

Theo như được biết, việc nhận chìm bùn 6,9 triệu m3  bùn của Công Ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã bị từ chối. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến đề xuất nhận chìm bùn này không được chấp nhận?

Lượng cát nạo vét khá lớn

Trước đó ngày 25/5, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép cho nhận chìm bùn sét sau khi nạo vét cảng của nhà máy lọc hóa dầu, thực hiện từ nay đến năm 2026, riêng năm 2022 là 1,9 triệu m3. Khu vực nhận chìm rộng 400 ha, cách luồng hàng hải Nghi Sơn 22 km, cách ranh giới quy hoạch khu bảo tồn biển Hòn Mê 8,6 km, độ sâu khoảng 25-26 m.

Theo Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn, cảng của nhà máy được thiết kể để tiếp nhận tàu trọng tải trên 40.000 tấn, công suất nhập cảng 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm. Từ lần nạo vét gần nhất năm 2019 đến nay, khu vực luồng tàu bị sa bồi nghiêm trọng, không bảo đảm độ sâu để có thể tiếp nhận tàu dầu như thiết kế, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tải trọng tàu đã giảm còn 30.000 tấn khi nước lớn và 15.000 tấn khi nước ròng.

o-nhiem-moi-truong-bien-da-nang-xu-ly-nao-vet-bun-thanh-vat-lieu-san-lap-mcic-viet-nam (2)
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Ảnh: Lê Hoàng

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn, được Bộ Tài Nguyên và Môi trường phê duyệt nêu rõ, công tác nạo vét duy tu là thiết yếu cho vận hành nhà máy. Vật liệu nạo vét được Bộ đánh giá phù hợp với nhận chìm biển và không phù hợp cho san lấp mặt bằng hay vật liệu xây dựng bởi thành phần cơ lý chất nạo vét chủ yếu là bùn, sét, tỷ lệ cát thấp.

Doanh nghiệp cũng trình bày chưa lựa chọn được địa điểm đổ số lượng lớn vật liệu nạo vét trên đất liền, ngoài ra phương án này sẽ phát sinh chi phí, kéo dài thời gian xử lý. Do đó doanh nghiệp đề nghị được cấp phép nhận chìm toàn bộ khối lượng nạo vét ở biển Nghi Sơn.

Trước đề nghị của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) về việc xin nhận chìm hơn 6,9 triệu m3 bùn nạo vét xuống biển có diện tích 400 ha, chính quyền tỉnh Thanh Hóa vừa đưa ra câu trả lời chính thức.

Tất cả các ngành và đơn vị chức năng của tỉnh Thanh Hóa đều không đồng ý với cách xử lý trên vì lo ngại sẽ gây vượt quá sức chịu tải môi trường của vùng biển Nghi Sơn.

Ngoài ra, điều này cũng ảnh hưởng đến ngư trường đánh bắt gần bờ của ngư dân và hệ sinh thái vùng biển khu vực đảo Hòn Mê.

Như vậy việc nhận chìm một số lượng lớn bùn nạo vét như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường biển. Chúng tôi hiện nay sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đi theo một hướng đi khác. Đó chính là xử lý bùn thành vật liệu san lấp.

Phương án xử lý bùn nạo vét luồng hàng hải

✔️ Hiện nay công nghệ TÁI CHẾ BÙN NẠO VÉT THÀNH VẬT LIỆU SAN LẤP tiên tiến của Nhật Bản được chuyển giao độc quyền cho MCIC Việt Nam đang được các chủ đầu tư quan tâm bởi tháo gỡ các nút thắt bất cập trong phát triển Kinh tế – Xã hội:
– Giảm tình trạng khai thác cát trái phép, hoá đơn mua bán cát thiếu minh bạch;
– Tăng nguồn cung vật liệu san lấp làm nền đường cao tốc, xây dựng khu công nghiệp, xây dựng cảng;
– Duy trì độ sâu luồng hàng hải đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, tăng trưởng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển, hàng hải;
– Giảm tình trạng nhận chìm bùn ngoài biển gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng hệ sinh thái biển;
– Tận dụng nguồn tài nguyên nạo vét quý giá đang đổ đi;
– San lấp mở rộng quỹ đất cho tương lai.
✔️ Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hàng hải, MCIC cung cấp dịch vụ Xử Lý Bùn Nạo Vét Thành Vật Liệu San Lấp TIÊN TIẾN nhất, CHẤT LƯỢNG nhất, TỐI ƯU nhất cho các chủ đầu tư.

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/

Các nước trên thế giới xử lý bùn nạo vét như thế nào?

Xử lý bùn nạo vét ở Mỹ

Xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp tại Mỹ

Đa số các dự án nạo vét ở Mỹ nhằm phục vụ hàng hải bởi các cảng ở sông, hồ, cửa sông và ven bờ cần có kênh đào và chỗ đậu sâu để phù hợp với những con tàu thương mại hoặc tàu quân sự lớn. Khoảng 350 triệu tấn bùn được nạo vét hàng năm ở Mỹ để duy trì hoạt động hàng hải. 90% bùn trong số đó khá sạch, có thể phục vụ nhiều mục đích hữu ích hoặc đổ xuống biển ở một số bãi đổ chất thải cho phép. Continue reading “Các nước trên thế giới xử lý bùn nạo vét như thế nào?”

PHẦN 2: BẬT MÍ 8 BƯỚC CỦA QUY TRÌNH TÁI CHẾ BÙN NẠO VÉT THÀNH VẬT LIỆU SAN LẤP

Như MCIC đã nêu ra trong Phần 1: CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ BÙN NẠO VÉT THÀNH VẬT LIỆU SAN LẤP- MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI CHO NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAMtái chế bùn nạo vét thành vật liệu san lấp là bước đột phá nhằm tháo gỡ các nút thắt bất cập trong phát triển kinh tế-xã hội: Continue reading “PHẦN 2: BẬT MÍ 8 BƯỚC CỦA QUY TRÌNH TÁI CHẾ BÙN NẠO VÉT THÀNH VẬT LIỆU SAN LẤP”

PHẦN 1: CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ BÙN NẠO VÉT THÀNH VẬT LIỆU SAN LẤP- MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI CHO NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM

Hiện trạng khai thác cát trái phép tại Việt nam

Thời gian gần đây nạn khai thác cát trái phép trở nên nhức nhối hơn cả bởi những hệ lụy gây ra cho môi trường????, hệ sinh thái  và cho con người. Tuy nhiên, tình trạng khai thác tài nguyên cát làm vật liệu xây dựngsan lấp mặt bằng không phép, sai phép đã xảy ra phổ biến từ nhiều năm qua tại những vùng kinh tế phát triển sôi động có nhiều dự án xây dựng quy mô lớnCát ngày càng trở nên khan hiếm trong khi nhu cầusử dụng cát cho xây dựng, san lấp ngày càng tăng.

Hiện trạng nhận chìm bùn nạo vét tại Việt Nam

Song song với vấn nạn thai khác cát trái phép, tình trạng một số doanh nghiệp được cấp phép nhận chìm bùn thải xuống biển cũng đang gây hoang mang dư luận và bắt đầu hé lộ những bất cập liên quan đến môi trường trong chiến lược dài hạn.
Chắc hẳn những vấn đề này không chỉ làm đau đầu cơ quan chức năng và các nhà quản lý , mà còn gây hoang mang trong chính chúng ta????: Hệ lụy là vậy, nhưng chúng ta sẽ làm gì để thay đổi, ️làm thế nào để cung ứng đủ cát xây dựng và đâu là lời giải cho bài toán xử lý bùn đất nạo vét lòng sông…

Giải pháp xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp

Dây chuyền công nghệ TÁI CHẾ BÙN NẠO VÉT THÀNH VẬT LIỆU SAN LẤP mà MCIC giới thiệu dưới đây sẽ là lời giải cho bài toán này, vừa tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tái chế, lại là “một mũi tên trúng hai đích”????đồng thời giải quyết được hai vấn đề: thiếu hụt trầm trọng nguồn vật liệu san lấp cũng như tình trạng đổ vật liệu nạo vét ra biển gây ô nhiễm môi trường.

Phương án xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp được các nhà khoa học Nhật Bản ???????? bắt đầu nghiên cứu từ những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, với người đi tiên phong là ông Akinori Sakamoto, người đã được Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản đã cấp Bằng sáng chế đối với công nghệ trộn bùn mềm với xi măng và các phụ gia chuyên dụng, sử dụng khí nén hỗn hợp thông qua đường ống để xử lý bùn thải thành vật liệu san lấp vào năm 1998.

⏳Từ khi được ứng dụng thực tế đến nay, phương án xử lý bùn thải bằng công nghệ trộn bùn mềm với xi măng sử dụng khí nén hỗn hợp qua đường ống đã được cải tiến rất nhiều để phù hợp với đặc điểm thực tiễn của từng quốc gia. Trên thế giới hiện có rất nhiều các quốc gia như Bỉ, Hà Lan, Nhật Bản, Singapore … đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ tái chế bùn nạo vét thành vật liệu san lấp như một phương pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ưu điểm của công nghệ xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp

Công nghệ xử lý và tái chế bùn tiên tiến nhất trên thế giới này sẽ là bước đột phá nhằm tháo gỡ các nút thắt bất cập trong phát triển kinh tế-xã hội:
Giảm chi phí vận chuyển đổ vật liệu nạo vét, giảm chi phí xây dựng, rút ngắn tiến độ thi công;
Duy trì độ sâu luồng hàng hải đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, tăng trưởng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển, hàng hải;
Giảm tình trạng đổ vật liệu nạo vét ra biển gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng hệ sinh thái;
Tận dụng nguồn tài nguyên tái chế để thay thế vật liệu san lấp đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng;
Bổ sung quỹ đất để san lấp trong tương lai.

MCIC nghiên cứu công nghệ xử lý bùn chuyển giao tại Việt Nam

Xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết, MCIC đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và xin chủ trương để áp dụng thí điểm đầu tiên tại Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân. MCIC dự định sẽ đầu tư các khu tập kết tái chế đầu tiên tại vùng trọng điểm Hải Phòng, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Theo dự kiến, dự án đầu tiên sẽ chính thức hoạt động tại Hải Phòng vào đầu Quý III – 2018.

Công nghệ tái chế bùn nạo vét thành vật liệu san lấp hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao gắn liền với bảo vệ môi trường.

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/

 

 

Hiện trạng nạo vét luồng hàng hải tại Hải Phòng

NẠO VÉT LUỒNG HÀNG HẢI TẠI HẢI PHÒNG

Hải Phòng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc với hơn 40 cảng biển lớn, nhỏ, nhưng trong năm 2017 do không thực hiện duy tu, nạo vétnên bị sa bồi lên tới 70cm gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp vận tải, khai thác. Continue reading “Hiện trạng nạo vét luồng hàng hải tại Hải Phòng”