Hiện trạng nạo vét luồng hàng hải tại Hải Phòng

NẠO VÉT LUỒNG HÀNG HẢI TẠI HẢI PHÒNG

Hải Phòng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc với hơn 40 cảng biển lớn, nhỏ, nhưng trong năm 2017 do không thực hiện duy tu, nạo vétnên bị sa bồi lên tới 70cm gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp vận tải, khai thác.

Với đặc thù là hạ lưu của một loạt các sông lớn, luồng hàng hải Hải Phòng thường xuyên phải duy tunạo vét để bảo đảm chuẩn tắc thiết kế. Tuy nhiên, năm 2017 do vướng phải các thủ tục hành chính xin cấp phép đổ thải rất chặt chẽ nên mục tiêu nạo vét các tuyến luồng tại Hải Phòng đã không được thực hiện như kế hoạch.

THIỆT HẠI VỀ KINH TẾ

Theo chuẩn tắc thiết kế, tuyến luồng Hải Phòng có độ sâu 7 đến 7,2 m có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn. Tuy nhiên, độ sâu luồng do không được nạo vét nay chỉ còn khoảng 6,5 m gây ảnh hưởng lớn tới việc đi lại, ra vào, cập bến của các phương tiện đường thủy, cản trở lưu thông hàng hóa, gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp cảng biển, hãng tàu, doanh nghiệp logistics, giảm lợi thế cạnh tranh của cảng biển Việt Nam. Theo các nhà chuyên môn, lượng vận chuyển hàng hóa sẽ giảm 300 tấn nếu luồng cứ sa bồi thêm 10 cm. Trước đây tàu 10 nghìn tấn, có thể làm hàng bình thường tại cảng nay chỉ còn khoảng 8 nghìn tấn, công suất giảm 20%. Hơn nữa, các hãng tàu nay phải đợi thủy triều để cập cảng làm hàng, thời gian di chuyển trên luồng mất khoảng 3 giờ, nếu chậm một chút có thể phải đợi cả ngày mới có thể tiếp tục, làm xáo trộn lịch trình, ảnh hưởng đến việc điều động tàu ra vào và chậm tiến độ giao hàng.

Ðại diện hãng tàu NYK tại Hải Phòng đánh giá: Theo kế hoạch, năm 2017, hãng điều động nhiều tàu lớn cập cảng Hải Phòng làm hàng. Trong tình trạng luồng không bảo đảm chuẩn tắc thiết kế, hãng phải thay đổi, sử dụng loại tàu cỡ trung bình 1.200 TEUs, nhưng để an toàn, hãng chỉ dám xếp 850 TEUs, các tàu nhiều khi vẫn phải chờ thủy triều lên mới vào cảng, làm chi phí phát sinh rất cao.

XIN CẤP PHÉP ĐỔ BÙN VÀ NHẬN CHÌM BÙN NẠO VÉT

Từ năm 2016, Hải Phòng đã quy hoạch 7 vị trí đổ vật liệu nạo vét duy tu các tuyến luồng khu vực Hải Phòng. Theo đó, có 5 vị trí đổ thải ven bờ gồm: Khu công nghiệp Nam Ðình Vũ; khu vực phía bắc kênh Cái Tráp; phía nam đảo Cát Hải; khu du lịch quốc tế Ðồi Rồng; đê quai lấn biển Tiên Lãng và 2 vị trí đổ thải ra biển gồm: Vị trí cách phao số 0 luồng Lạch Huyện khoảng 6 km về phía đông nam; khu vực ngoài khơi cảng Lạch Huyện cách 20 đến 25 km về phía Nam- Đông Nam.

Tuy nhiên, 7 vị trí đổ thải trên đều bị Cục Hàng hải basc bỏ do tính không khả thi, trong khi đó Sở tài nguyên và Môi trường Hải Phòng cũng yêu cầu các dự án nạo vét duy tu luồng không được phép đổ vật liệu tại các vị trí ngoài khơi thuộc vùng biển Hải Phòng. Tháng 6 năm 2017, UBND Hải Phòng đã có văn bản gửi Cục Hàng hải Việt Nam “nhượng bộ” về vị trí đổ bùn nạo vét luồng Hải Phòng, đồng ý vị trí đổ bùn cách phao số 0 đoạn luồng Lạch Huyện khoảng 7,5 km về phía Nam, trong đó nêu rõ: “Chỉ được thi công sau khi hoàn thành các thủ tục về môi trường, hàng hải theo các quy định liên quan”. Tuy nhiên, sau khi xem xét Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường đã trả lại hồ sơ do báo cáo ÐTM có nhiều điểm chưa được làm rõ và chưa đạt yêu cầu tổ chức thẩm định.

PHẢI CHĂNG CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN GÂY KHÓ DỄ?

Ðại diện Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam cho rằng, theo các quy định hiện hành, kiểm soát hoạt động nhận chìm chất nạo vét ở biển không phải gây khó khăn cho việc nạo vét luồng hàng hải, mà nhằm giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển, bao gồm cả việc nhận chìm. Quy định này phù hợp với xu hướng chung của thế giới, đồng thời triển khai thực hiện hiệu quả hơn các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc cam kết thực hiện và phù hợp với chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước là “Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”. Vì vậy, hạn chế đổ vật liệu nạo vét ra biển được cho là phương án “nhìn xa trông rộng”, được xác định ưu tiên không chỉ ở Hải Phòng mà ở các luồng hàng hải khác.

Giải pháp cho vấn đề nhận chìm bùn ngoài biển và khơi thông luồng hàng hải

Đón xem Công nghệ chuyển giao xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp tại đây

Phần 1: Giới thiệu công nghệ xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp

Phần 2: Bật mí 8 bước quy trình xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp

—————————-

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/