Các nước trên thế giới xử lý bùn nạo vét như thế nào?

Xử lý bùn nạo vét ở Mỹ

Xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp tại Mỹ

Đa số các dự án nạo vét ở Mỹ nhằm phục vụ hàng hải bởi các cảng ở sông, hồ, cửa sông và ven bờ cần có kênh đào và chỗ đậu sâu để phù hợp với những con tàu thương mại hoặc tàu quân sự lớn. Khoảng 350 triệu tấn bùn được nạo vét hàng năm ở Mỹ để duy trì hoạt động hàng hải. 90% bùn trong số đó khá sạch, có thể phục vụ nhiều mục đích hữu ích hoặc đổ xuống biển ở một số bãi đổ chất thải cho phép.

Số bùn còn lại (10%) đến từ những khu vực công nghiệp hóa và đô thị hóa cao, bị ô nhiễm do chất thải từ quá trình sản xuất và nước cống đổ xuống. Loại bùn lắng này phải được kiểm tra kỹ lưỡng bằng các phương pháp xác định hóa chất và mức độ độc hại. Một số vùng nước ô nhiễm tới mức bùn lắng phải được làm sạch trước khi xả xuống địa điểm an toàn.

Xử lý bùn nạo vét ở Anh

Khoảng 20-40 triệu tấn bùn được nạo vét từ các cảng biển ở Anh và xứ Wales hàng năm. Phần lớn bùn được đổ xuống biển ở 150 bãi đổ có cấp phép, số còn lại được sử dụng theo hướng có lợi như phục vụ xây dựng, nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Một số cảng biển đang xem xét tính khả thi của việc dùng bùn nạo vét để bồi đắp vùng gian triều (phần đất liền chịu tác động của thủy triều) hoặc tôn tạo vùng đầm lầy ngập mặn. Các dự án thử nghiệm quy mô nhỏ đã được tiến hành ở hơn 15 địa điểm dọc bờ biển phía đông nam nước Anh.

Cảng Truro ở Cornwall cũng đang nghiên cứu khả năng trộn bùn nạo vét với chất thải sau khi sản xuất đất sét cao lanh để tạo ra vật liệu thay thế đất thông thường, sử dụng cho cải tạo đất ở các khu vực ô nhiễm.

Xử lý bùn nạo vét ở Hà Lan

Là một quốc gia công nghiệp, có mật độ dân cư đông, nằm ở châu thổ nhiều con sông ở bờ biển Bắc, Hà Lan nạo vét khoảng 30 triệu m3 bùn mỗi năm để duy trì các tuyến đường cho tàu thuyền đi lại và thoát nước. 2/3 lượng bùn này được nạo vét để duy trì cảng chính của Rotterdam, một trong những cảng hàng đầu của thế giới.

Phần lớn bùn nạo vét sạch hoặc chỉ ô nhiễm nhẹ được đổ ra biển hoặc trên đất liền. Việc kiểm soát mức độ ô nhiễm của bùn nạo vét là tiền đề cho chiến lược quản lý bùn nạo vét bền vững. Hà Lan có chính sách cải thiện chất lượng bùn nạo vét để di chuyển loại chất liệu này đi nơi khác hoặc tái sử dụng hoàn toàn.

Khoảng 3/4 bùn nạo vét của Hà Lan bị sóng biển đẩy vào đất liền, 90% trong đó sạch hoặc chỉ ô nhiễm nhẹ, có thể đổ lại được ra biển. Tuy nhiên, chỉ 30% bùn nạo vét ở khu vực nước ngọt có thể đổ ra biển do mức ô nhiễm cao và thiếu không gian di chuyển.

Ưu tiên xử lý bùn nạo vét của Hà Lan là chuyển vị trí, tái sử dụng trực tiếp, xử lý để sử dụng sinh lợi và đổ bỏ. Với loại quá ô nhiễm, Hà Lan xử lý để sử dụng sinh lợi hoặc đổ bỏ ở cơ sở chứa bùn nạo vét.

Phương Hoa – Anh Minh theo Vnexpress

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/