Giải quyết bùn, chất thải… từ nạo vét cảng biển như thế nào là vấn đề cần được đặt ra và giải quyết. Bởi thực tế, đã và đang còn rất nhiều dự án thép, điện than… với lượng bùn, chất thải cực lớn phải xử lý.
Dùng bùn nạo vét để san lấp, mở rộng địa bàn
Mới đây, Bình Thuận mới có công văn về việc báo cáo chủ trương phương án xử lý, sử dụng bùn, chất nạo vét cảng, luồng và vũng quay tàu thay thế phương án nhận chìm xuống biển tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân. Cụ thể, UBND tỉnh thống nhất với Tập đoàn điện lực VN chọn phương án xây dựng kè chống xói lở kết hợp sử dụng vật, chất nạo vét cảng, luồng, vũng quay tàu để san lấp mặt bằng tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân. Như vậy toàn bộ chất nạo vét 5,5 triệu m3 của dự án vũng quay tàu, cảng nhập than tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân sẽ được sử dụng để san lấp thay vì nhận chìm như ban đầu.
Trước đó, thời điểm cuối tháng 8, sau khi có nhiều thông tin không đồng tình về việc Trung tâm điện lực Quảng Trạch (thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch, Quảng Bình) sẽ nhận chìm 2,5 triệu m3 đất, cát thải xuống vùng biển cách bờ hơn 3 hải lý, thay vì nhận chìm, chủ đầu tư đã quyết định sẽ dùng toàn bộ số bùn, cát nạo vét đó san lấp mặt bằng trong dự án.
Áp dụng chất thải nạo vét thay thế
TS Nguyễn Hữu Huân, thuộc Viện Hải dương học, nhận xét: Phát triển kinh tế biển thì chất thải nạo vét cảng là điều hiển nhiên. Do vậy cần phải có kế hoạch “ứng xử” một cách bài bản, chủ động, lâu dài với các vật chất này. Phải có phương án xử lý từng loại nguồn thải một cách lâu dài, ổn định theo thời gian hoạt động của các nhà máy.
“Có nhất thiết cứ phải xem nguồn vật, chất nạo vét là chất thải phải đổ ra biển hay không, ngay cả với lý luận nó không độc hại? Tại sao không nhìn chúng như là một dạng tài nguyên để phục vụ xây dựng các công trình chống sạt lở ven biển, san lấp mặt bằng xây dựng các khu đô thị mới nếu chúng không chứa chất độc hại và phù hợp với vật liệu làm nền cho các công trình”, TS Huân đặt vấn đề và lập luận rằng mỗi năm, nước ta xây dựng rất nhiều khu đô thị mới ven biển cùng với hàng loạt khu vực bờ biển cần vật liệu phục vụ kè chắn sóng, chống sạt lở… Để làm việc đó, một lượng cực lớn đất đá phải lấy từ việc đào rừng, phá núi gây mất mỹ quan, sạt lở… Tại sao không nghiên cứu việc dùng chất thải nạo vét thay thế?
TS Nguyễn Thế Đồng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), cũng cho rằng việc xử lý bùn đất nạo vét, cách tốt nhất là san lấp mặt bằng ven biển.
Thực tế ở nhiều nước châu Âu như Anh, Hà Lan, thì bùn, chất nạo vét được ưu tiên tái sử dụng cho các mục đích xây dựng, một số nơi dùng bùn nạo vét để bồi đắp các khu vực ven biển, vùng đất bị tác động của thủy triều, vùng đầm lầy ngập mặn… Cụ thể như ở cảng Truro ở Cornwall (Anh) nghiên cứu khả năng trộn bùn nạo vét với chất thải sau khi sản xuất cao lanh để tạo ra vật liệu thay thế đất thông thường. Tại Hà Lan, nơi nổi tiếng với những cảng biển lớn của thế giới ưu tiên vật chất nạo vét tái sử dụng trực tiếp, xử lý để sinh lợi. Trong trường hợp vật, chất ô nhiễm nặng không xử lý được mới đổ bỏ ở cơ sở được cấp phép. Người Hà Lan dùng vật, chất nạo vét khoảng 30 triệu m3 mỗi năm để mở rộng lãnh thổ. Trước đây họ xây kè rồi đổ trực tiếp nhưng gần đây họ đổ chất nạo vét (không ô nhiễm) ở khu vực thích hợp để sóng biển đẩy vào bờ nhằm mở rộng diện tích theo cách tự nhiên nhất. Đây là kỹ thuật mới để chống sạt lở mà người Hà Lan đang phát triển gọi là “động cơ cát”.
Ứng dụng công nghệ của Nhật Bản vào xử lý bùn, chất thải
Hiện nay công nghệ TÁI CHẾ BÙN NẠO VÉT THÀNH VẬT LIỆU SAN LẤP tiên tiến của Nhật Bản đang được các chủ đầu tư quan tâm không chỉ bởi khả năng tận dụng hiệu quả bùn nạo vét mà còn giúp giảm Chi phí, tháo gỡ gỡ các nút thắt bất cập trong phát triển kinh tế-xã hội.
Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hàng hải, MCIC cung cấp dịch vụ Xử Lý Bùn Nạo Vét Thành Vật Liệu San Lấp TIÊN TIẾN nhất, CHẤT LƯỢNG nhất, TỐI ƯU nhất cho các chủ đầu tư.
>> Xem chi tiết về giải pháp xử lý bùn công nghệ Nhật Bản của MCIC tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=SFkMJPWkxr0
Có thể khẳng định, đây chính là phương pháp tối ưu nhất, hứa hẹn sẽ mang tính đột phá cao, mang lại hiệu quả kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường.
Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:
Website: xulybundnb.myharavan.com/