Tận dụng cát nạo vét làm vật liệu san lấp

Cần tận dụng cát nạo vét nhiễm mặn cho san lấp mặt bằng

Trước việc khối lượng cát nạo vét của các dự án tại KKT Dung Quất rất lớn, lãnh đạo BQL KKT Dung Quất đề xuất cần tận dụng bớt nguồn cát nhiễm mặn này cho các dự án san lấp mặt bằng.

Lượng cát nạo vét khá lớn

Cuối tháng 2/2019 vừa qua, Bộ TN&MT đã có quyết định cho phép Hòa Phát Dung Quất được nhận chìm vật chất ở biển. Theo đó, khối lượng vận chất được nhận chìm gồm 2 giai đoạn là 15,39 triệu m3, trong đó cát chiếm khoảng 86,4%, bùn sét chiếm khoảng 13,6%.

Toàn bộ khối lượng vật chất được phép nhận chìm ở biển là chất nạo vét khu vực cảng, luồng tàu ra vào cảng, khu bến cảng thuộc dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Địa điểm nhận chìm thuộc xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, với tổng diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm là 180 ha, độ sâu sử dụng từ 51 – 55 m.

Phương tiện chuyên chở và cách thức nhận chìm: sử dụng tàu hút bụng xả đáy tự hành loại 7.000 – 35.000 m3, mỗi loại tàu vận chuyển 3 chuyến/ngày; nhận chìm theo hình thức xả đáy. Thời điểm và thời hạn thực hiện hoạt động nhận chìm 15 tháng, từ ngày 1.3.2019 đến hết ngày 31.5.2020.

Khối lượng nạo vét khu vực cảng, luồng tàu ra vào cảng, khu bến cảng thuộc dự án Thép Hòa Phát Dung Quất là rất lớn
Khối lượng nạo vét khu vực cảng, luồng tàu ra vào cảng, khu bến cảng thuộc dự án Thép Hòa Phát Dung Quất là rất lớn

Ông Nguyễn Minh Tài – Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ngoài Hòa Phát có khối lượng nạo vét khá lớn thì hiện nhiều dự án khác tại KKT Dung Quất khi triển khai cũng sẽ dư khối lượng bùn, cát nhiễm mặn cũng không nhỏ, như cảng Hào Hưng, cảng tổng hợp container…

Hiện khối lượng vật chất của 3 cảng này khoảng gần 24 triệu m3, trong đó Hòa Phát là 15,3 triệu, Cảng Hào Hưng khoảng 4 triệum3, cảng tổng hợp container 4 triệu m3.

Nên tận dụng vật chất nạo vét để san lấp mặt bằng

Cũng theo ông Nguyễn Minh Tài- Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, qua khảo sát thực địa tại Khu kinh tế Dung Quất, các dự án đã đăng ký thực hiện với tỉnh (hiện chỉ chờ giải phóng mặt bằng, tiến hành đền bù) đang thiếu khoảng 15 triệu m3 đất, cát để san lấp mặt bằng.

Những công trình này đều nằm ở vùng nhiễm mặn mới sử dụng được vật, chất này. Các dự án này có tổng diện tích lên đến hàng trăm ha ở vùng trũng sâu, nhiễm mặn ven sông, ven biển, với độ sâu cần san lấp từ 5 đến 7m, do đó cần một khối lượng lớn vật liệu san lấp mặt bằng.

Đối với việc nhận chìm vật chất nạo vét của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đã được Bộ TN&MT chấp thuận. Hiện doanh nghiệp này cũng đang gấp rút tiến hành các bước để triển khai thực hiện, vì vậy để doanh nghiệp này thay đổi phương án là rất khó, mà chỉ có thể tận dụng một phần trong số hơn 15 triệu m3 vật chất trong quá trình nạo vét để san lấp mặt bằng cho các dự án khác.

Việc tận dụng cát, vật chất nạo vét từ quá trình thi công các cảng cho các dự án vùng trũng sâu, nhiễm mặn ven sông, ven biển tại KKT Dung Quất là hợp lý và hiệu quả.

Bởi, việc tận dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu san lấp mặt bằng cho các dự án có địa hình trũng sâu sẽ hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý môi trường sẽ dễ hơn đối với việc nhận chìm ở biển, góp phần tăng nguồn thu từ thuế tài nguyên, tiết kiệm thời gian và giảm chi phí cho nhà đầu tư khi phải nhận chìm ở biển.

Nạo vét 27 triệu m3 bùn, cát để tạo luồng lạch ở Dung Quất
Nạo vét 27 triệu m3 bùn, cát để tạo luồng lạch ở Dung Quất

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết, thời gian qua, Hòa Phát cũng liên tục tìm kiếm các dự án trong tỉnh để cung cấp cát nạo vét nhưng không có vì một số dự án chưa giải phóng mặt bằng được hoặc có quy mô quá nhỏ.

Hơn nữa, việc đưa cát lên bờ để chờ san lấp cần phải có bãi chứa lớn. Tập đoàn sẵn sàng cung cấp vật, chất nhận chìm để san lấp mặt bằng cho các dự án của tỉnh nếu khớp tiến độ và công tác nạo vét đảm bảo chuẩn tắc luồng ra thông báo hàng hải; đồng thời ưu tiên nhất đối với tiến độ của dự án.

Đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý bùn nạo vét

Hiện nay công nghệ xử lý bùn nạo vét tiên tiến của Nhật Bản đang được các chủ đầu tư quan tâm không chỉ bởi khả năng tận dụng hiệu quả bùn nạo vét mà còn giúp giảm Chi phí, tháo gỡ gỡ các nút thắt bất cập trong phát triển kinh tế-xã hội.

Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hàng hải, Công ty CP Tư vấn Đầu tư Công trình Hàng hải Việt Nam – MCIC cung cấp dịch vụ Xử Lý Bùn Nạo Vét Thành Vật Liệu San Lấp TIÊN TIẾN nhất, CHẤT LƯỢNG nhất, TỐI ƯU nhất trên toàn quốc.

Với lợi thế về năng lực và kinh nghiệm cùng sự tận tụy, cống hiến, nỗ lực vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên, MCIC cam kết mang tới dịch vụ Xử Lý Bùn Cát Nạo Vét cho các chủ đầu tư tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

———————————————————————————————————————

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/
Sử dụng bùn, chất thải từ nạo vét để san lấp

SỬ DỤNG BÙN, CHẤT THẢI TỪ NẠO VÉT ĐỂ SAN LẤP, MỞ RỘNG ĐỊA BÀN

Giải quyết bùn, chất thải… từ nạo vét cảng biển như thế nào là vấn đề cần được đặt ra và giải quyết. Bởi thực tế, đã và đang còn rất nhiều dự án thép, điện than… với lượng bùn, chất thải cực lớn phải xử lý.

Dùng bùn nạo vét để san lấp, mở rộng địa bàn

Mới đây, Bình Thuận mới có công văn về việc báo cáo chủ trương phương án xử lý, sử dụng bùn, chất nạo vét cảng, luồng và vũng quay tàu thay thế phương án nhận chìm xuống biển tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân. Cụ thể, UBND tỉnh thống nhất với Tập đoàn điện lực VN chọn phương án xây dựng kè chống xói lở kết hợp sử dụng vật, chất nạo vét cảng, luồng, vũng quay tàu để san lấp mặt bằng tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân. Như vậy toàn bộ chất nạo vét 5,5 triệu m3 của dự án vũng quay tàu, cảng nhập than tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân sẽ được sử dụng để san lấp thay vì nhận chìm như ban đầu.

Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận) sử dụng vật chất nạo vét để san lấp
Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận) sử dụng vật chất nạo vét để san lấp

Trước đó, thời điểm cuối tháng 8, sau khi có nhiều thông tin không đồng tình về việc Trung tâm điện lực Quảng Trạch (thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch, Quảng Bình) sẽ nhận chìm 2,5 triệu m3 đất, cát thải xuống vùng biển cách bờ hơn 3 hải lý, thay vì nhận chìm, chủ đầu tư đã quyết định sẽ dùng toàn bộ số bùn, cát nạo vét đó san lấp mặt bằng trong dự án.

Áp dụng chất thải nạo vét thay thế

TS Nguyễn Hữu Huân, thuộc Viện Hải dương học, nhận xét: Phát triển kinh tế biển thì chất thải nạo vét cảng là điều hiển nhiên. Do vậy cần phải có kế hoạch “ứng xử” một cách bài bản, chủ động, lâu dài với các vật chất này. Phải có phương án xử lý từng loại nguồn thải một cách lâu dài, ổn định theo thời gian hoạt động của các nhà máy.

“Có nhất thiết cứ phải xem nguồn vật, chất nạo vét là chất thải phải đổ ra biển hay không, ngay cả với lý luận nó không độc hại? Tại sao không nhìn chúng như là một dạng tài nguyên để phục vụ xây dựng các công trình chống sạt lở ven biển, san lấp mặt bằng xây dựng các khu đô thị mới nếu chúng không chứa chất độc hại và phù hợp với vật liệu làm nền cho các công trình”, TS Huân đặt vấn đề và lập luận rằng mỗi năm, nước ta xây dựng rất nhiều khu đô thị mới ven biển cùng với hàng loạt khu vực bờ biển cần vật liệu phục vụ kè chắn sóng, chống sạt lở… Để làm việc đó, một lượng cực lớn đất đá phải lấy từ việc đào rừng, phá núi gây mất mỹ quan, sạt lở… Tại sao không nghiên cứu việc dùng chất thải nạo vét thay thế?

TS Nguyễn Thế Đồng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), cũng cho rằng việc xử lý bùn đất nạo vét, cách tốt nhất là san lấp mặt bằng ven biển.

Sử dụng bùn, chất thải... từ nạo vét cảng biển làm vật liệu san lấp
Sử dụng bùn, chất thải… từ nạo vét cảng biển làm vật liệu san lấp

Thực tế ở nhiều nước châu Âu như Anh, Hà Lan, thì bùn, chất nạo vét được ưu tiên tái sử dụng cho các mục đích xây dựng, một số nơi dùng bùn nạo vét để bồi đắp các khu vực ven biển, vùng đất bị tác động của thủy triều, vùng đầm lầy ngập mặn… Cụ thể như ở cảng Truro ở Cornwall (Anh) nghiên cứu khả năng trộn bùn nạo vét với chất thải sau khi sản xuất cao lanh để tạo ra vật liệu thay thế đất thông thường. Tại Hà Lan, nơi nổi tiếng với những cảng biển lớn của thế giới ưu tiên vật chất nạo vét tái sử dụng trực tiếp, xử lý để sinh lợi. Trong trường hợp vật, chất ô nhiễm nặng không xử lý được mới đổ bỏ ở cơ sở được cấp phép. Người Hà Lan dùng vật, chất nạo vét khoảng 30 triệu m3 mỗi năm để mở rộng lãnh thổ. Trước đây họ xây kè rồi đổ trực tiếp nhưng gần đây họ đổ chất nạo vét (không ô nhiễm) ở khu vực thích hợp để sóng biển đẩy vào bờ nhằm mở rộng diện tích theo cách tự nhiên nhất. Đây là kỹ thuật mới để chống sạt lở mà người Hà Lan đang phát triển gọi là “động cơ cát”.

Ứng dụng công nghệ của Nhật Bản vào xử lý bùn, chất thải

Hiện nay công nghệ TÁI CHẾ BÙN NẠO VÉT THÀNH VẬT LIỆU SAN LẤP tiên tiến của Nhật Bản đang được các chủ đầu tư quan tâm không chỉ bởi khả năng tận dụng hiệu quả bùn nạo vét mà còn giúp giảm Chi phí, tháo gỡ gỡ các nút thắt bất cập trong phát triển kinh tế-xã hội.

Phương pháp xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp công nghệ Nhật Bản
Phương pháp xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp công nghệ Nhật Bản

Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hàng hải, MCIC cung cấp dịch vụ Xử Lý Bùn Nạo Vét Thành Vật Liệu San Lấp TIÊN TIẾN nhất, CHẤT LƯỢNG nhất, TỐI ƯU nhất cho các chủ đầu tư.

>> Xem chi tiết về giải pháp xử lý bùn công nghệ Nhật Bản của MCIC tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=SFkMJPWkxr0 

Có thể khẳng định, đây chính là phương pháp tối ưu nhất, hứa hẹn sẽ mang tính đột phá cao, mang lại hiệu quả kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường.

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/
Dùng cát biển thay thế sẽ bù đắp được thiếu hụt nguồn cát sông

ĐỀ XUẤT DÙNG CÁT BIỂN LÀM NỀN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC- NAM

Dùng cát biển thay thế cát sông làm nền đường sẽ bù đắp được thiếu hụt nguồn cát sông cho các dự án đường bộ. Tuy nhiên, việc sử dụng cát biển cũng có nhiều bất lợi về kỹ thuật, môi trường cần phải thí điểm, đánh giá kỹ.

Dùng cát biển thay thế sẽ bù đắp được thiếu hụt nguồn cát sông

Vừa qua Vụ Khoa học công nghệ, Bộ GTVT có đưa ra thông báo triển khai công tác nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường cho các dự án hạ tầng giao thông.

Đề xuất dùng cát biển san lấp một phần nền cao tốc Bắc-Nam
Đề xuất dùng cát biển san lấp một phần nền cao tốc Bắc-Nam

Trước đó, ngày 18-2, Bộ GTVT đã tổ chức đã tổ chức hội nghị triển khai công tác nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường, sử dụng cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông với sự tham gia của đại diện nhiều bộ ngành, trường đại học, chuyên gia.

Theo kết luận, tại hội nghị đại diện các cơ quan, đơn vị và các chuyên gia đánh giá nhu cầu sử dụng cát dùng để đắp nền đường các dự án xây dựng đường cao tốc hiện nay là rất lớn. Đặc biệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2022 – 2025 sẽ đồng loạt triển khai 4 dự án đường cao tốc với nhu cầu sử dụng khoảng 36 triệu m3 cát đắp nền.

Nếu sử dụng cát sông để đắp nền đường như hiện nay thì trữ lượng của các mỏ cát đang được cấp phép khai thác tại An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Các mỏ này có trữ lượng khoảng 5,6 triệu m3, sản lượng khai thác khoảng 1,9 triệu m3/năm.

Trong các giải pháp khả thi tìm kiếm vật liệu thay thế cát sông, phương án nghiên cứu sử dụng cát biển hoặc cát nhiễm mặn thi công nền đường là rất lớn và có tính dài hạn, đặc biệt quan trọng, cần thiết với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Thiếu vật liệu làm dự án cao tốc Bắc-Nam
Thiếu vật liệu đắp nền cho dự án cao tốc Bắc-Nam

Hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn về nghiệm thu dự án đường ôtô quy định không được sử dụng “đất lẫn các thành phần muối dễ hòa tan quá 5%”. Trong khi đó, cát biển chứa một lượng nhất định muối hòa tan. Vì vậy, sử dụng cát biển làm nền đường, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, điều kiện thủy văn khiến muối có thể cuốn theo dòng nước ảnh hưởng đến đất nông nghiệp, cây trồng, cuộc sống khu dân cư quanh dự án…

Hội nghị cũng nhận định các nghiên cứu trên thế giới đánh giá cát biển thường tròn, đều hạt nên khi dùng đắp nền đường sẽ khó lu lèn và khó đảm bảo tính ổn định lâu dài của nền đường khi chịu tác động của tải trọng động, nhất là trong điều kiện bị ngập nước.

Để triển khai sớm việc nghiên cứu, đề xuất sử dụng cát biển đắp nền đường trong các dự án đường cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng, các cơ quan đơn vị cần tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước thời gian vừa qua. Từ đó đánh giá, đề xuất các nội dung kỹ thuật cần phải giải quyết để đưa ra đầy đủ các giải pháp thiết kế, kỹ thuật công nghệ vật liệu đến thi công nền đường bằng cát biển, cát nhiễm mặn.

Phương pháp xử lý cát biển ổn định

Hiện nay, việc sử dụng độc lập cát biển để xây dựng nền đường là thông thể, nếu muốn sử dụng thường phải được xử lý ổn định (bằng xi măng, trộn với đá dăm hoặc các vật liệu tương đương…).

Qua quá trình nghiên cứu và đánh giá, phương pháp xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp được cho là công nghệ của tương lai khi đồng thời giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường và bài toán thiếu hụt vật liệu xây dựng trong thi công công trình. Áp dụng công nghệ này trong tình hình nước ta hiện nay sẽ là bước đột phá nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu hụt vật liệu san lấp, đồng thời xử lý được cát biển ổn định.

Xử lý cát biển ổn định thay thế cát sông làm vật liệu đắp nền đường cao tốc
Xử lý cát biển ổn định thay thế cát sông làm vật liệu đắp nền đường cao tốc

Quy trình hoạt động của phương pháp này như sau:

  • Bước 1: Nạo vét và vận chuyển cát biển đến khu vực xử lý
  • Bước 2: Bốc dỡ cát biển rừ phương tiện vận chuyển lên bãi tập kết
  • Bước 3: Đưa cát biển vào máy trộn
  • Bước 4: Trộn cát biển cùng với xi măng và tro bay bằng máy trộn rồi xả vào khoang chứa
  • Bước 5: Bơm hỗn hợp vừa trộn qua hệ thống đường ống đến bãi chứa sản phẩm
  • Bước 6: Xử lý làm khô sản phẩm, thoát nước tại bãi chứa
  • Bước 7: Sau khi sản phẩm khô, vận chuyển đến nơi san lấp
  • Bước 8: Thi công san đắp, hoàn thiện công trình.

Cho đến nay, công nghệ xử lý bùn nạo vét này đã được thương mại hóa trên phạm vi toàn cầu, do đó có thể coi đây chính là giải pháp tối ưu nhất cho dự án xây dựng đường cao tốc.

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/

Cần 36 triệu m3 đất cát đắp nền cho 4 dự án cao tốc “khủng” miền Tây

Ước tính, 4 dự án “khủng” đường bộ cao tốc đầu tư tại khu vực ĐBSCL trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ cần khoảng 36 triệu m3 cát đắp nền đường.

Dự án Cao tốc “Khủng” thiếu gần 36 triệu m3 đất cát đắp nền

Theo Bộ GTVT cho biết, giai đoạn 2021 – 2025 sẽ triển khai đồng loạt 4 dự án đường bộ cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm: cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Μỹ An – Cao Lãnh và An Hữu – Cao Lãnh.

Theo dự toán, nhu cầu đắp cát nền đường cao tốc ước tính khoảng hơn 35,6 triệu m3. Trong đó, tại dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (gồm hai dự án thành phần Cần Thơ – Hậu Giang, Hậu Giang – Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Νam giai đoạn 2) cần khoảng 4 triệu m3.

Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng cần hơn 17,8 triệu m3; Dự án Μỹ An – Cao Lãnh cần hơn 1,4 triệu m3 và cao tốc An Hữu – Cao Lãnh cần hơn 1,3 triệu m3.

Cũng theo bộ GTVT, khu vực ĐBSCL hiện chỉ có thể sử dụng cát sông để thi ᴄông nền đường. Nguồn mỏ cát sông chủ yếu ở các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và một số ít ở Tiền Giang, Vĩnh Long.

4 dự án cao tốc tại khu vực ĐBSCL thiếu gần 36m3 đất cát đắp nền
4 dự án cao tốc tại khu vực ĐBSCL thiếu gần 36m3 đất cát đắp nền

Tổng trữ lượng cấp phép các mỏ cát đang khai thác tại khu vực Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang là hơn 5,6 triệu m3. Sản lượng khai thác hàng năm có thể cung cấp cho các dự án khoảng 1,9 triệu m3/năm. Nếu không sớm có giải pháp, nguy cơ thiếu vật liệu cát đắp thi công các tuyến cao tốc khu vực ĐBSCL là khó tránh.

Vụ KH-CN (thuộc Bộ GTVT) cho rằng, trong các giải pháp khả thi tìm kiếm vật liệu thay thế cát sông có phương án sử dụng cát biển hoặc cát nhiễm mặn.

Trước đó, việc sử dụng cát biển làm vật liệu đất đắp nền đường (Cát A2) đã được Ban QLDA 2, bộ GTVT đề xuất áp dụng tại dự án đường oto Tân Vũ – Lạch Huyện (Hải Phòng). Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đề xuất này chưa được chấp thuận triển khai.

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc thiếu nguồn vật liệu cát đắp nền cho các dự án cao tốc, trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT, Chính phủ cũng đã thông qua cơ chế đặc thù về việc nâng công suất các mỏ cát, sỏi lòng sông tại Nghị quyết triển khai đầu tư cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, các mỏ cát, sỏi lòng sông đã cấp phép, đang hoạt động còn thời hạn khai thác thuộc dự án ĐBSCL, UBND cấp tỉnh được phép quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác chỉ nhằm mục đích phục vụ cho dự án (không tăng trữ lượng đã cấp phép) mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Giải pháp nào có thể bổ sung nguồn vật liệu cát đắp nền?

Hiện nay, thực trạng bùn nạo vét đa phần được đổ thải ra môi trường và chưa qua xử lý chặt chẽ đang là điều nhức nhối của các tỉnh thành. Điều này sẽ khiến các chất độc hại thẩm thấu vào đất gây ô nhiễm môi trường. Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, đe dọa đến sức khỏe con người và đời sống động thực vật. Chính vì thế, xử lý bùn nạo vét là việc rất quan trọng và cần được quan tâm nhiều hơn để bảo vệ môi trường.

Phương pháp xử lý bùn nạo vét phổ biến hiện nay là tái sử dụng, tái chế bùn nạo vét (nhưng phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường) là hoạt động được khuyến khích theo quy định của pháp luật hiện hành.

Giải pháp cho nguồn vật liệu cát đắp nền dự án cao tốc
Xử lý bùn thành vật liệu san lấp – Giải pháp tối ưu nhất cho vật liệu cát đắp nền dự án cao tốc

Trước gợi ý đó, MCIC đã tiên phong nghiên cứu và áp dụng thành phương án xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp về Việt Nam. Đây có thể coi là giải pháp tối ưu “một mũi tên trúng 2 đích” cho dự án trên: tận dụng hiệu quả bùn nạo vét làm vật liệu san lấp nền cao tốc, đồng thời giảm thiểu tình trạng đổ vật liệu nạo vét ra biển gây ô nhiễm môi trường.

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/

Bế tắc dự án nạo vét sông Đầm Buôn - Quảng Ninh

Doanh nghiệp từ chối nhận bùn, dự án nạo vét sông Đầm Hà bế tắc

Dự án nạo vét sông Đầm Hà – Cảng Đầm Buôn vẫn đang gặp bế tắc chưa thể triển khai do doanh nghiệp và cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh chưa thống nhất được việc tiếp nhận chất nạo vét.

Dự án nạo vét sông Đầm Hà vẫn bế tắc chưa thể triển khai

Được biết, bến cặp tàu Đầm Buôn là địa điểm tập kết, bốc dỡ vật liệu xây dựng chính để phục vụ cho các dự án ở địa phương. Bến cũng là nơi tập trung nhiều tàu, thuyền của ngư dân mua bán, trao đổi thuỷ sản, đồng thời là khu vực neo đậu, tránh, trú bão thường xuyên cho hàng trăm phương tiện của huyện và một số địa phương lân cận như huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà.

Cảng Đầm Buôn bị bồi lắng nên những ngày thuỷ triều chỉ có phương tiện nhỏ vào neo, đậu
Cảng Đầm Buôn bị bồi lắng nên những ngày thuỷ triều chỉ có phương tiện nhỏ vào neo, đậu

Vào năm 2010, UBND tỉnh Quảng Ninh đã triển khai đầu tư nâng cấp bến này với số tiền trên 13 tỷ đồng. Dự án được triển khai gồm bến sà lan tải trọng 280 tấn và một bến cá cho tàu 135CV. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, bến này đã không phát huy được công năng theo thiết kế ban đầu, bởii lẽ, luồng vào cảng đã bị bồi lắng nghiêm trọng từ nhiều năm nay, dẫn đến tàu có tải trọng trên 100 tấn rất hiếm khi vào được. Thậm chí, chủ phương tiện cố vào cảng thì không bị sứt chỗ nọ thì cũng bị sẹo chỗ kia. Vào những ngày thuỷ triều xuống sâu thì bến Đầm Buôn là chốn “nội bất xuất, ngoài bất nhập”.

​Doanh nghiệp loay hoay bài toán nạo vét 

Luồng vào bến cặp tàu Đầm Buôn, huyện Đầm Hà kéo dài ra Cửa Hẹp dài gần 7km. Từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh đã liên tiếp có văn bản chỉ đạo các ngành hữu quan của tỉnh phối hợp với huyện Đầm Hà nhanh chóng triển khai dự án nạo vét luồng sông Đầm Hà.

Ngày 16/8/2019, Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh đã có tờ trình về việc tổ chức lập và trình dự án nạo vét luồng sông Đầm Hà và Sở TN&MT tỉnh đã phối hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án này. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trương triển khai nạo vét luồng sông Đầm Hà theo hình thức xã hội hoá có mục đích lưỡng dụng. Đó là khai thông luồng cho tàu, thuyền vào bến Đầm Buôn và lấy vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng của Công ty TNHH khu công nghiệp Texhong Việt Nam (gọi tắt là Công ty Texhong) triển khai dự án trên địa bàn huyện Hải Hà.

Tuy nhiên, dù đã có nhiều cuộc làm việc, nhưng đến nay Công ty Texhong và cơ quan chức năng của Quảng Ninh vẫn chưa thống nhất được việc tiếp nhận chất nạo vét. Vì Công ty Texhong đã có công văn gửi cơ quan có thẩm quyền của Quảng Ninh với nội dung: Công ty chỉ đồng ý tiếp nhận chất nạo, vét là cát sông, đá, sỏi sạch đáp ứng được yêu cầu về chất lượng để san, lấp mặt bằng khu công nghiệp. Công ty không đồng ý tiếp nhận các thành phần nạo, vét không đạt yêu cầu chất lượng vật liệu san lấp như bùn, rác thải…

Cảng Đầm Buôn bị bồi lắng
Cảng Đầm Buôn bị bồi lắng

Trước yêu cầu này của Công ty Texhong, ngày 11/5/2020, Sở TN&MT đã có văn bản cho biết, sản phẩm nạo, vét từ sông Đầm Hà có thể sử dụng để phục vụ san, lấp mặt bằng. Riêng đối với sản phẩm sét pha (20% là bùn cát pha) có thể phơi khô để sử dụng sau khi đã đảm bảo tiêu chuẩn.

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo huyện Đầm Hà cho biết: Yêu cầu của Công ty Texhong về chất lượng vật liệu san, lấp nạo vét được từ luồng sông Đầm Hà để phục vụ dự án Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà là rất khó. Vì tại luồng này, có nhiều loại bùn, rác, nếu chỉ lấy vật liệu đảm bảo chất lượng thì những thứ khác đổ đi đâu?

Giải pháp tối ưu cho dự án nạo vét sông Đầm Hà

Trước những bế tắc trên không chỉ ở dự án nạo vét sông Đầm Hà, mà còn nhiều khu vực cảng khác cũng tương tự, Công ty CP đầu tư Công trình hàng hải Việt Nam – MCIC đã triển khai nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ xử lý và tái chế bùn tiên tiến nhất vào Việt Nam. Đây được coi là bước đột phá nhằm tháo gỡ các nút thắt bất cập trong phát triển kinh tế-xã hội.

Hệ thống xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp được phát triển trên nền tảng cốt lõi là công nghệ trộn bùn mềm với xi măng, sử dụng khí nén hỗ hợp qua đường ống để xử lý bùn thải thành vật liệu san lấp.
Từ khi được đưa vào sử dụng trong thực tế đến nay, giải pháp này đã giúp tháo gỡ tình trạng thiếu hụt vật liệu san lấp, giảm chi phí xây dựng đồng thời góp phần giảm các hoạt động nạo vét và khai thác cát trái phép, nhấn chìm bùn ngoài biển, giảm ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái,..
Hiện nay, công nghệ xử lý bùn nạo vét này đã được thương mại hóa trên phạm vi toàn cầu, do đó có thể coi đây chính là giải pháp tối ưu nhất cho dự án nạo vét sông Đầm Hà.

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/

[MỚI] Quy định về việc Quản lý bùn nạo vét từ công trình thủy lợi

  Năm 2021, Bộ NN&PTNT đã đưa ra DỰ THẢO “Thông tư quy định việc Quản lý bùn nạo vét từ công trình thủy lợi” với định hướng ưu tiên tái sử dụng, tái chế, quản lý và xử lý theo quy định.

  Theo dự thảo quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, quản lý và sử dụng bùn nạo vét từ công trình thủy lợi (không bao gồm thủy lợi nội đồng). Thông tư này không áp dụng đối với bùn thuộc danh mục chất thải nguy hại theo quy chuẩn quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại QCVN 07:2009/BTNMT của Bộ TN&MT.

  Theo đó, việc thu gom, vận chuyển bùn nạo vét phải hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông; không được làm rơi vãi, gây phát tán bụi, mùi hôi và nước rò rỉ ra môi trường. Thu gom, vận chuyển đối với bùn nạo vét có tạp chất ô nhiễm thực hiện theo đúng quy định hiện hành về quản lý chất thải.

  Khuyến khích sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong thu gom, vận chuyển bùn nạo vét; sử dụng kỹ thuật, công nghệ tách nước, phơi khô bùn nạo vét trước khi vận chuyển.

Quản lý bùn nạo vét tại các công trình thủy lợi
Quy định quản lý bùn nạo vét tại các công trình thủy lợi

Quản lý bùn nạo vét

  Dự thảo nêu rõ mức độ ưu tiên trong quản lý bùn nạo vét như sau:

 (1) Tránh và giảm thiểu tạo ra chất thải;

(2) Khuyến khích tái sử dụng và tái chế theo mục đích sử dụng có lợi;

(3) Đảm bảo xử lý, đổ thải an toàn.

  Trong đó, tránh và giảm thiểu tạo ra chất thải trong quản lý bùn nạo vét là chỉ thực hiện nạo vét khi thật sự cần thiết. Khuyến khích xử lý bùn nạo vét làm vật liệu san lấp mặt bằng, áp trúc bờ kênh, mái đê, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, sản xuất biogar, sản xuất phân bón với điều kiện bùn phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất và quy định của pháp luật có liên quan.

  Đối với bùn nạo vét có thành phần chủ yếu là hạt thô có thể được tận dụng để khai thác vật liệu hoặc đắp, san nền. Đối với bùn nạo vét có thành phần chủ yếu là hạt mịn sẽ phù hợp để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

  Bùn nạo vét sau khi được phân loại, sẽ được xử lý tùy theo mục đích sử dụng, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và đúng quy định của pháp luật có liên quan.

Xử lý bùn nạo vét

  Cũng theo dự thảo, tùy theo mục đích sử dụng, bùn nạo vét từ công trình thủy lợi có thể được xử lý theo các phương pháp sau:

1- Xử lý sơ bộ: Tách/Khử nước: Tách/khử nước trong bùn nạo vét bằng phương pháp lọc ép cơ giới hoặc sử dụng sân phơi bùn. Phân tách (loại bỏ rác/phân tách cấp hạt): Loại bỏ rác, phân tách cấp hạt theo mục đích sử dụng bằng phương pháp sàng, lọc.

2- Xử lý hóa – lý: Theo dự thảo, xử lý hóa lý bằng các biện pháp ổn định bùn, cứng hóa bùn, xử lý bùn nhiễm mặn, chua phèn, chôn lấp.

  Cụ thể, ổn định bùn: Ổn định bùn nạo vét bằng phương pháp phân hủy hiếu khí, kỵ khí hoặc dùng vôi, xử lý nhiệt. Ổn định bùn nhằm phân hủy thành phần hữu cơ, làm giảm khối lượng và tạo ra sản phẩm ít có mùi hôi.

  Cứng hóa bùn: Cứng hóa bùn bằng phương pháp phối trộn các phụ gia. Bùn sau khi được xử lý có thể dùng làm vật liệu san lấp.

  Xử lý bùn nhiễm mặn: Bùn nhiễm mặn (EC > 4dS/m) có thể được xử lý bằng vôi hoặc rửa mặn bằng hệ thống thủy lợi theo TCVN 9167:2012.

  Xử lý bùn nhiễm chua (phèn): Bùn nhiễm chua (pH < 5,5) có thể được xử lý bằng vôi, phân lân nung chảy hoặc sử dụng nước ngọt để rửa chua.

  Chôn lấp: áp dụng đối với bùn nạo vét có các thông số ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép không đạt yêu cầu tái sử dụng.

3- Các giải pháp, biện pháp xử lý khác.

Kết quả đầu ra xử lý bùn nạo vét lựa chọn theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ướng với mục đích sử dụng bùn nạo vét.

Dự thảo nêu rõ, khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý bùn nạo vét.

>>> Xem ngay DỰ THẢO thông tư TẠI ĐÂY

Nguyên nhân sự cố tràn dầu

Nguyên Nhân Dẫn Đến Các Sự Cố Tràn Dầu – NEOIL

Tràn dầu không chỉ ảnh hưởng xấu đến môi trường, đến hệ sinh thái, gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế mà còn ảnh hưởng chính đến sức khỏe con người. Dưới đây là nguyên nhân dẫn đến các sự cố tràn dầu.

Các nguyên nhân chính dẫn đến sự cố tràn dầu

1/. Các nguyên nhân tràn dầu trên biển

Các hoạt động vận tải trên biển gây ra ô nhiễm biển do dầu và nguy cơ sự cố tràn dầu là bởi các nguyên nhân:

Sự cố tràn dầu trên biển
Sự cố tràn dầu trên biển

– Do xả thải nước lacanh, nước buồng máy tàu. Trong quá trình chạy tàu, dầu nhiên liệu được dẫn từ két chứa bằng đường ống đến máy tàu; dầu bôi trường được sử dụng để bôi trơn các ổ trục, khớp nối trong hệ thống động lực tàu thuỷ. Dầu có thể bị rò rỉ ra bên ngoài do đường ống thủng, các khớp nối, ổ trục bị khuyết tật hoặc do sự cố kỹ thuật. Nước làm mát rò rỉ cũng có thể bị nhiễm dầu. Các chất thải nhiễm dầu được gom chung về két lacanh và được gọi chung là nước lacanh. Việc xả nước lacanh không đúng quy cách cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sông, biển và các dải ven bờ.

– Xả thải dầu cặn: Nhiên liệu dùng cho động cơ tàu thuỷ thường chứ một lượng tạp chất nhất định như tro, nước, tạp chất cơ học,… Tạp chất này thường được tách riêng và bơm về két chứa dầu cặn. Đối với tàu hiện đại cặn dầu được đốt trong lò tiêu chuẩn (được lắp sẵn trên tàu). Còn đối với các tàu nhỏ hoặc tàu thế hệ cũ không được trang bị lò đốt, thì dầu cặn phải được bơm lên bờ để xử lý, theo đó chủ tàu phải chịu thêm khoản chi phí cho công việc này… Vì thế, nhiều trường hợp tàu đã xả trộm dầu cặn ra môi trường, gây ô nhiễm vùng nước tàu đi qua, gây hậu quả xấu, lâu dài cho nguồn nước.

– Xả thải nước vệ sinh boong, két hầm hàng ở các tàu chở dầu, loại nước vệ sinh này thường có hàm lượng dầu khá cao, đặc biệt là nước rửa kết hầm hàng dầu thường có hàm lượng dầu chiếm tối đa 0,5-2% trọng tải max của hầm hàng. Sự thiếu trách nhiệm trong công tác này cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm dầu cho nguồn nước nơi tàu hoạt động.

Nguyên nhân các sự cố tràn dầu trên biển
Nguyên nhân các sự cố tràn dầu trên biển

Bên cạnh các nguyên nhân trên, thì các vụ tai nạn, va chạm, sự cố chìm tàu, thủng tàu, tàu chở dầu gặp sự cố… cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố tràn dầu.

2/. Các nguyên nhân tràn dầu tại các cây xăng

Các cơ sở kinh doanh xăng dầu cũng là nơi có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu, một số nguyên nhân là do:

Nguyên nhân chủ quan

  • Cán bộ, công nhân của trạm xăng dầu không tuân thủ các quy trình, quy phạm, nội quy trong việc xuất, nhập, bơm chuyển xăng dầu.
  • Sự phối hợp giữa công nhân với lái xe, nhân viên đo bể với lãnh đạo cửa hàng và người vận hành máy bơm không tốt trong thao tác kỹ thuật, vận hành máy bơm
  • Công tác kiểm tra, bảo dưỡng tình trạng kỹ thuật tuyến ống không thường xuyên dẫn đến đứt ống mềm, hở zoăng mặt bích, thủng đường ống công nghệ.
  • Không đo đạc, theo dõi thường xuyên mức chứa hàng.
Tràn dầu tại các cây xăng
Tràn dầu tại các cây xăng

Nguyên nhân khách quan

  • Các phương tiện, ô tô trong quá trình tham gia vào chờ xuất, nhập va chạm vào xe đang tại cửa hàng xuất, nhập
  • Do động đất gây nứt vỡ các bể chứa, hệ thống đường ống công nghệ dẫn từ bể sang các cột bơm
  • Do thiên tai, thời tiết bất thường không dự báo được: sét đánh gây hiện tượng nổ bể, đường ống; nhiệt độ thay đổi đột ngột làm thể tích dầu tăng gây ra hiện tượng trào bể chứa

3/. Các nguyên nhân tràn dầu xe oto

Tràn dầu xe ô-tô
Tràn dầu xe ô-tô
  • Gioăng cao su, phớt dầu bị lão hoá, hư hỏng: Khi động cơ hoạt động, các trục sẽ quay liên tục, động cơ đang nguội được làm nóng lên cả trăm độ C. Do các gioăng và phớt đa phần đều làm bằng cao su, khi vừa phải chịu lực tác động cao, lại vừa chịu sự thay đổi chênh lệch nhiệt lớn sẽ nhanh bị lão hoá như mòn, nứt, gãy, rách… Điều này làm dầu rò rỉ ra ngoài.
  • Bu lông lỏng cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến khiến xe ô tô bị chảy dầu dưới gầm. Bởi đai ốc và khớp nối sẽ có xu hướng bị nới lỏng theo thời gian. Khi bu lông lỏng, dầu máy dễ theo đó rò rỉ ra ngoài.
  • v.v..

Cần thiết phải có biện pháp khắc phục sự cố tràn dầu

Để ngăn chặn các tình huống không may xảy ra sự cố tràn dầu, mỗi đơn vị cần có những có những biện pháp khắc phục hiệu quả. “Phòng còn hơn tránh”, chính vì thế các cơ sở, phương thiện lưu chứa và vận chuyển dầu cần có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu khẩn cấp.

Tập huấn và diễn tập thường xuyên cho các nhân viên làm việc có được các kỹ năng phòng tránh sự cố và xử lý sự cố tràn dầu ở mức ban đầu, nhằm làm giảm tối đa hậu quả khi sự cố xảy ra.

Thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu
Thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu

Một vài các biện pháp đó là ngắt nguồn phát sinh dầu tràn, sử dụng các trang thiết bị vật liệu để quây chặn chuyên dụng như tấm thấm dầu, phao quây dầu, các sản phẩm liên quan đến ứng phó sự cố môi trường về dầu.

>>> Xem thêm: Các bước chủ động ứng phó sự cố tràn dầu

Bên cạnh các giải pháp về hạ tầng, trang thiết bị chuyên dụng thì việc trang bị kiến thức, kỹ thuật ứng phó với sự cố tràn dầu là giải pháp cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu 
Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, tổ chức đào tạo diễn tập diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu. Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • 👥TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU ĐÔNG BẮC BỘ (NEOIL)

    ☎ Hotline: 0962667700

    ☎ Tel: 02256.285060

    📩 Email: osr@mcic-vietnam.vn
    🏣 VP: Số 12 Hồ Sen, phường Dư Hàng, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng
    🚤 Trụ sở trung tâm: Cảng Cửa Cấm – Số 103 đường Ngô Quyền, P Máy Chai, Q Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
    🚤 Chi nhánh Quảng Ninh: Tổ 8, Khu 5 P Giếng Đáy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

    🚤 Chi nhánh Hồ Chí Minh: Số 33 Đào Trí, phường Phú Mỹ, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

    🚤 Chi Nhánh Cần Thơ: Số 2 Trục Chính, Phước Thới, Ô Môn, Cần Thơ

    🚤 Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu: KCN Phú Mỹ 1, P. Phú Mỹ, thị trấn Phú Mỹ, Bà Rịa -Vũng Tàu

    🚤 Chi nhánh Trà Vinh: Dân Thành, Duyên Hải, Trà Vinh

    🌐https://www.mcic-vietnam.com.vn
    👍https://www.facebook.com/ungphotrandau/

Chủ động quy trình ứng phó sự cố tràn dầu

Các Bước Chủ Động Ứng Phó Sự Cố Tràn Dầu – NEOIL

Để đảm bảo việc khắc phục những sự cố tràn dầu một cách hiệu quả nhất, mỗi đơn vị cần chủ động một quy trình để sẵn sàng thực hiện khi sự cố xảy ra. Dưới đây là các bước chủ động ứng phó sự cố tràn dầu đối với sự cố vừa và nhỏ.

CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

Nhằm chủ động xử lý các sự cố tràn dầu của cơ sở thì cần thực hiện các bước sau:

1. Chủ động xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là cơ sở thực hiện, triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện tại chỗ khi có sự cố tràn dầu xảy ra và việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan. Kế hoạch được soạn thảo, xây dựng dựa trên tình hình hiện thực, khả năng các tình huống giả định bán sát với thực tế có thể xảy ra.

Từ đó có biện pháp phòng ngừa và đề ra phương án một cách cụ thể, sẵn sàng ứng phó nhanh, hiệu quả đối với các sự cố và giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của tràn dầu tới môi trường.

Chủ động lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
Chủ động lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, chủ cơ sở đánh giá tất cả các vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu và tìm ra những vị trí có nguy cơ cao xảy ra sự cố tràn dầu. Bố trí các biện pháp phòng ngừa phù hợp với mỗi vị trí có nguy cơ cao.

2- Chủ động xây dựng lực lượng tại chỗ

Chủ động lực lượng ứng trực ứng phó sự cố
Chủ động lực lượng ứng trực – ứng phó sự cố

Nhân lực ứng phó sự cố tràn dầu tại chỗ gồm:

– Ban chỉ huy ứng phó – là lực lượng cốt cán của cơ sở thực hiện các nhiệm vụ:

+ Đánh giá các vị trí có nguy cơ cao xảy ra sự cố tràn dầu của cơ sở, chỉ đạo áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

+ Đánh giá diễn biến của sự cố tràn dầu, đưa ra các chỉ đạo để quá trình thực hiện ứng phó đảm bảo an toàn, hiệu quả.

+ Tổ chức các lớp tập huấn, thực hành huấn luyện định kỳ cho lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu tại cơ sở theo quyết định số 12/2021/QĐ-TTg.

Đội ứng phó sự cố tràn dầu cơ sở – Là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại cơ sở. Nhiệm vụ của đội ứng phó sự cố tràn dầu gồm:

+ Thực hiện bảo quản bảo dưỡng trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu.

+ Thực hiện ứng phó sự cố tràn dầu theo sự chỉ đạo của Ban chỉ huy ứng phó.

+ Tham gia các lớp tập huấn, thực hành huấn luyện nghiệp vụ ứng phó sự cố tràn dầu.

3. Chủ động phương tiện, thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu chuyên dụng.

Chủ cơ sở cũng cần chủ động trang bị các phương tiện, thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu như: Phao quây dầu, Giấy thấm dầu, Găng tay, Chổi – Gàu xúc, Túi đựng chất thải,.. để kịp thời ứng phó nhanh cho các sự cố tràn dầu tại cơ sở.

Thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu
Thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu

Ngoài ra Chủ cơ sở cũng có thể lựa chọn phương án ký kết hợp đồng với đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu chuyên nghiệp để tiết kiệm chi phí đầu tư trang thiết bị ứng phó.

NEOIL – Trung Tâm Ứng Phó Sự Cố Tràn Dầu Đông Bắc Bộ

Được trang bị đẩy đủ các trang thiết bị, quần áo bảo hộ, đội ngũ tàu cứu hỏa ứng cứu nhanh, cùng đội ngũ ứng phó viên dày dạn kinh nghiệm, bình tĩnh xử lý tình huống và khéo léo, khẩn trương thực hiện các ứng phó khi sự cố xảy ra. Đến nay , NEOIL đã vinh dự trở thành trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu số 1 khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh thành miền Trung, miền Nam nước ta.

Neoil – Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu chuyên nghiệp nhất hiện nay

Các cơ sở kinh doanh xăng dầu, các chủ cảng, cầu cảng, bến chuyên dùng… rất cần một đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu chuyên nghiệp như NEOIL, bởi việc đó giúp chủ đầu tư:

 ⚓ Tiết kiệm chi phí đầu tư đội ngũ tàu ứng cứu

 ⚓ Tiết kiệm chi phí đầu tư các thiết bị hiện đại đắt đỏ nhưng không dùng thường xuyên

 ⚓ Được đào tạo nghiệp vụ và diễn tập thường niên

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, cung cấp thiết bị và đào tạo, tổ chức diễn tập khi sự cố tràn dầu TỐT NHẤT, CHUẨN NHẤT. Mọi chi tiết xin liên hệ:

👥TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU ĐÔNG BẮC BỘ (NEOIL)

☎ Hotline: 0962667700

☎ Tel: 02256.285060

📩 Email: osr@mcic-vietnam.vn
🏣 VP: Số 12 Hồ Sen, phường Dư Hàng, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng
🚤 Trụ sở trung tâm: Cảng Cửa Cấm – Số 103 đường Ngô Quyền, P Máy Chai, Q Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
🚤 Chi nhánh Quảng Ninh: Tổ 8, Khu 5 P Giếng Đáy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

🚤 Chi nhánh Hồ Chí Minh: Số 33 Đào Trí, phường Phú Mỹ, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

🚤 Chi Nhánh Cần Thơ: Số 2 Trục Chính, Phước Thới, Ô Môn, Cần Thơ

🚤 Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu: KCN Phú Mỹ 1, P. Phú Mỹ, thị trấn Phú Mỹ, Bà Rịa -Vũng Tàu

🚤 Chi nhánh Trà Vinh: Dân Thành, Duyên Hải, Trà Vinh

🌐https://www.mcic-vietnam.com.vn
👍https://www.facebook.com/ungphotrandau/

Ảnh hưởng của tràn dầu đến môi trường

ẢNH HƯỞNG CỦA TRÀN DẦU ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Những sự cố về tràn dầu luôn là mối lo ngại lớn nhất cho môi trường, bởi nó gây hại cho cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Dưới đây là những ảnh hưởng của tràn dầu đến môi trường.

Ảnh hưởng của tràn dầu đến môi trường nước

Vùng biển Việt Nam là loại biển mở nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong những trục hàng hải có lưu lượng tàu bè qua lại rất lớn, trong đó 70% là tàu chở dầu.

Tuy nhiên, từ năm 1989 đến nay, vùng biển Việt Nam có khoảng 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu, các vụ tai nạn này đều đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu.

Tràn dầu trên biển

Qua rất nhiều nghiên cứu và thống kê cho thấy, sự cố tràn dầu ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường biển, đặc biết đối với hệ sinh vật phù du, tảo biển, rừng ngập mặn, hệ thủy – hải sản, du lịch và hoạt động giải trí,…

Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm ngăn sự trao đổi ôxy giữa không khí và nước, làm cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn.

Ảnh hưởng của tràn dầu đến môi trường biển

Điều đáng báo động là dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu ôxy hòa tan. Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề. Nạn tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển. Do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.

Ảnh hưởng của tràn dầu đến môi trường đất

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến môi trường nước, sự cố tràn dầu còn gây nguy cơ ô nhiễm đất nặng. Chỉ cần một lớp dầu tràn trên mặt đất, dù là rất mỏng nhưng cũng sẽ khiến cho nền đất bị “ngạt thở” vì thiếu không khí, quá trình trao đổi khí bị ngắt đoạn.

Sống trong sự thiếu oxy, bất kể là con người hay các loại động thực vật, vi sinh đều dẫn tới cái chết. Lớp dầu bị tràn này cũng vậy, nó sẽ ngăn cản quá trình trao đổi năng lượng mặt trời tới môi trường đất.

Sự cố tràn dầu

Dầu còn là chất không hòa tan trong nước, chính vì thế khi tràn trên đất, dầu còn đẩy nước ra ngoài làm cho môi trường đất mất đi nước và chiếm hết các khoảng không khí trong đất, làm cho đất giảm thiểu oxy và nước, điều này gây tổn hại nghiêm trọng tới hệ sinh thái. Các kết cấu và đặc tính lý hóa tính của đất bị thay đổi, khiến các hạt keo đất trơ ra và mất đi khả năng hấp thụ – trao đổi.

Ngoài ra, khi dầu thấm qua đất xuống mạch nước ngầm, gián tiếp gây ô nhiễm nguồn nước. Nếu con người sử dụng chính nguồn nước đó để sinh hoạt hàng ngày thì hậu quả còn khôn lường hơn nữa, không chỉ ảnh hưởng tới môi trường mà còn gây hại cho chính sức khỏe con người. Hậu quả đến sức khỏe khi tiếp xúc với đất ô nhiễm rất khác nhau tùy thuộc vào loại chất gây ô nhiễm mà từ đó sẽ sinh ra nhiều bệnh tới con người.

Đất sẽ bị ô nhiễm khi xảy ra sự cố tràn dầu

Có thể thấy, các sự cố tràn dầu không chỉ gây thiệt hại về kinh tế – xã hội, mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái đất liền và biển. Để góp phần phòng ngừa, ứng phó và ngăn chặn các sự cố có hiệu quả, chúng ta cần nắm bắt và tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu thường xuyên tại các địa phương.

7 SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN KINH HOÀNG NHẤT THẾ GIỚI

Đã không ít những vụ tràn dầu đã để lại những hậu quả thảm khốc cho hệ sinh thái trên biển và đất liền, cướp đi sinh mạng của rất nhiều sinh vật biển. Hãy cũng điểm lại 7 sự cố tràn dầu trên biển lớn nhất thế giới từ trước tới nay nhé.

Các sự cố tràn dầu trên biển lớn nhất thế giới

  1. Nổ giàn khoan Deepwater Horizon gây tràn dầu trên vịnh Mexico

Ngày 21/4/2010, ngoài khơi bang Louisiana – vịnh Mexico bất ngờ phát nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon, làm ít nhất 11 công nhân thiệt mạng, gây ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng nhất tại Mỹ trong khoảng nửa thế kỷ qua.

Được biết, giàn khoan bốc cháy suốt 36 giờ trước khi chìm. Trước khi vụ nổ xảy ra, có khoảng 2,6 triệu lít dầu trên giàn khoan Deepwater Horizon với công suất 8.000 thùng dầu/ngày. Cũng chính vì thế mà hệ sinh thái bờ biển các bang Louisiana, Alabama và Mississippi đang bị đe dọa nghiêm trọng, nơi trú ẩn của các loài động vật hoang dã đang bị dầu tràn tàn phá.

Giàn khoan Deepwater Horizon bốc cháy dữ

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ ước tính, sau khi sự cố này xảy ra, mỗi ngày có tới 5.000 thùng dầu tràn ra biển, cao gấp 5 lần so với dự báo trước đây. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành phụ trách thăm dò và khai thác của BP, ông Doug Suttles cho rằng dự báo của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ có thể không chính xác và không tin rằng lượng dầu tràn ra biển sẽ cao hơn so với dự đoán trước đó là 1.000 thùng dầu/ngày. Thảm họa tràn dầu của Mỹ chưa ước tính bằng con số cụ thể. Nhưng, khoảng hai, ba thập kỷ trở lại đây, thế giới đã trải qua những vụ tràn dầu lịch sử, với hàng chục tấn dầu loang.

  1. Vụ tràn dầu trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991

Sự việc xảy ra trong sự kiện chiến tranh vùng vịnh năm 1991. Khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả các van của giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội Mỹ.

Kết quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử, ước tính 240triệu gallon dầu thô đã phủ lên Vịnh Ba tư. Diện tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawaii.

Quân đội Iraq đã phá hoại các đường ống dẫn dầu, gây ra thảm họa tràn dầu nghiêm trọng

Theo Hội nghị hải dương học liên quốc gia, vụ tràn dầu này đã gây ra những hậu quả vĩnh viễn lên hệ sinh thái của san hô và cá. Cũng theo khảo sát, một nửa số dầu đã bay hơi, chỉ một phần tám được thu lại, còn một phần tư khác dạt vào đất liền.

  1. Vụ tràn dầu tại giếng dầu Ixtoc năm 1979

Tháng 6/1979, giếng dầu ở Vịnh Campeche xảy ra nổ lớn, ước tính có 140 triệu gallon dầu đã tràn lan trên vịnh Mexico. Và để làm giảm sự chảy của dầu, chính phủ Mexico yêu cầu thả bùn, thả những quả bóng bằng thép, chì,.. xuống giếng dầu.

Được biết, một nửa số dầu từ giếng đã bị bốc cháy khi nó nổi lên mặt nước, một phần ba thì đã bay hơi.

Vụ tràn dầu đã làm lan tràn 140 triệu gallons ra mặt biển vịnh Campeche

Một công ty dầu mỏ Mexico đã phun chất lỏng để phân tán 1800 km2 dầu loang, loại hóa chất được phun hoạt động khá hiệu quả, giúp phân tán và làm dầu có thể hòa trộn với nước. Với việc phun chất lỏng này đã làm giảm ảnh hưởng của dầu tràn lên bờ biển.

  1. Vụ tràn dầu Atlantic Empress năm 1979

Chiếc tàu chờ dầu Atlantic Empress đã bốc chảy cách bờ biển 300 hải lý, giảm thiểu nguy cơ tác động xấu tới hệ sinh thái bờ biển.

Chiếc tàu chờ dầu Atlantic Empress đã bốc chảy cách bờ biển 300 hải lý

Đó là một đêm giông bão tháng 7/1979, tại vùng biển Carribe thuộc địa phận của Tobago, hai chiếc tàu chở dầu cực lớn đã đâm vào nhau, gây ra vụ tràn dầu do tai nạn tàu lớn. Bị hỏng hóc do cú va chạm, cả hai thuyền bắt đầu chảy dầu qua các lỗ rò và bắt lửa. Ngọn lửa trên tàu Aegean Captain được kiểm soát. Con tàu được di chuyển ngay tới Curacao, nơi mà các thùng dầu được bảo vệ.

Còn tàu Atlantic Empress thì không may mắn đã bị bốc cháy dữ dội. Được xác định tàu hướng ra biển và nổ tung khi cách bờ biển 300 hải lý. Toàn bộ thuyền viên của tàu Atlantic Empress thiệt mạng, cộng thêm gần 90 triệu gallon dầu đã tràn ra biển.

Nhờ vào phản ứng kịp thời để đưa tàu ra xa bờ, cộng thêm việc sử dụng các hóa chất phân tán nhằm xử lý lượng dầu lan, chính vì vậy mà chỉ một phần nhỏ bờ biển của Tobago bị ô nhiễm dầu.

  1. Vụ tràn dầu ABT Summer năm 1991

Trên hành trình tới cảng Rotterdam, con tàu chở dầu ABT summer bất ngờ xảy ra vụ nổ trên tàu, gây bắt lửa khi nó vừa rời khỏi bờ biển Angola 1.400 km. Toàn bộ số dầu đã tràn lan trên một diện tích lên tới 120 km2. Tàu chở dầu ABT cũng đã cháy liên tục trong vòng ba ngày trước khi chìm.

Tàu cứu hộ sử dụng vòng quây ngăn vệt dầu loang

Dựa trên số lượng dầu chở lúc đó, ước tính có khoảng 80 triệu gallons dầu thô đã bị chìm hoặc bị đốt. Điều may mắn là tác động của nó lên đời sống con người không lớn do vụ nổ diễn ra cách xa bờ biển.

  1. Vụ tràn dầu Castillo de Bellever năm 1983

Thêm một vụ tràn dầu do tai nạn với tàu chở dầu khổng lồ. Đó là sự kiện chieesce tàu tàu Castillo de Bellver bị bắt lửa và cháy ở ngoài khơi, phía Tây Bắc của Capetown, Nam Phi vào ngày 6/8/1983.

Nỗ lực chữa cháy là bất khả thi. Vì vậy, con tàu bị bỏ lại cho cháy và bị đẩy ra ngoài khơi xa. Cảnh tượng cuối cùng là con tàu vỡ làm đôi và chìm xuống cùng toàn bộ số dầu chứa bên trong.

Chú chim ó biển bị nhiễm dầu trong vụ tràn dầu Castillo de Bellever

Sau đó, chỉ có vài tàu thực hiện việc phun chất lỏng phân tán dầu, vì phần lớn dầu bị cháy. Hậu quả môi trường từ vụ tràn dầu được đánh giá là không nghiêm trọng nhưng đã có tới 1.500 con chim ó biển bị nhiễm dầu. May mắn, việc đánh bắt cá cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

  1. Vụ tràn dầu Exxon Valdez năm 1989

Vào lúc 9 giờ 12 phút tối 23/3/1989, tàu chở dầu Exxon Valdez rời cảng dầu Valdez, mang theo 200 triệu lít dầu thô tới Long Beach, California. Con tàu này đã vướng vào dải san hô Bligh, làm khoảng 40 triệu lít dầu thô đã tràn ra vùng eo biển Prince William, bang Alaska gây nên thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Nỗ lực ngăn chặn tràn dầu ồ ạt đã không thành công, gió và dòng hải lưu khiến dầu lan xa hơn 100 dặm từ nguồn ban đầu, cuối cùng gây ô nhiễm cho hơn 700 dặm bờ biển. Hàng trăm ngàn con chim và động vật đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa môi trường này.

Cá voi xám California chết trên bờ bắc Đảo Latoucha, Alaska
Lớp dầu dày đặc phủ trên ven Đảo Evans

 

Trên đây là 7 sự cố tràn dầu trên biển tồi tệ nhất trên thế giới. Để khắc phục được những điều tồi tệ không may xảy ra, mỗi chúng ta cần phải chuẩn bị những kiến thức ứng phó sự cố tràn dầu ngay hôm nay.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hướng dẫn đào tạo, tập huấn diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu. Mọi chi tiết xin liên hệ:

👥TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU ĐÔNG BẮC BỘ (NEOIL)

☎ Hotline: 0962667700

☎ Tel: 02256.285060

📩 Email: osr@mcic-vietnam.vn
🏣 VP: Số 12 Hồ Sen, phường Dư Hàng, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng
🚤 Trụ sở trung tâm: Cảng Cửa Cấm – Số 103 đường Ngô Quyền, P Máy Chai, Q Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
🚤 Chi nhánh Quảng Ninh: Tổ 8, Khu 5 P Giếng Đáy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

🚤 Chi nhánh Hồ Chí Minh: Số 33 Đào Trí, phường Phú Mỹ, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

🚤 Chi Nhánh Cần Thơ: Số 2 Trục Chính, Phước Thới, Ô Môn, Cần Thơ

🚤 Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu: KCN Phú Mỹ 1, P. Phú Mỹ, thị trấn Phú Mỹ, Bà Rịa -Vũng Tàu

🚤 Chi nhánh Trà Vinh: Dân Thành, Duyên Hải, Trà Vinh

🌐https://www.mcic-vietnam.com.vn
👍https://www.facebook.com/ungphotrandau/