MCIC hoàn thành chuyển giao công nghệ lõi K-DPM xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp từ AOMI Nhật Bản

MCIC AOMI hoàn thành chuyển giao công nghệ lõi K-DPM vào tháng 10 năm 2022

Tháng 10 năm 2022, Công ty CP Tư vấn Đầu tư Công trình hàng hải Việt Nam (MCIC) đã chính thức hoàn thành công tác chuyển giao công nghệ lõi K-DPM – Ổn định bùn bằng xi măng bằng phương pháp trộn dòng khí nén từ Công ty Xây dựng AOMI – Tập đoàn xây dựng hàng đầu Nhật Bản.

MCIC AOMI hoàn thành chuyển giao công nghệ lõi K-DPM vào tháng 10 năm 2022
MCIC AOMI hoàn thành chuyển giao công nghệ lõi K-DPM vào tháng 10 năm 2022

Đầu tháng 10, hai đại diện từ Công ty Xây dựng AOMI Nhật Bản là Ông Okori – Kỹ sư trưởng chuyên ngành địa kỹ thuật và Ông Okiyama – Kỹ sư trưởng vận hành hệ thống tự động hóa đã có cuộc gặp với ban lãnh đạo MCIC tại trụ sở chính để họp bàn thống nhất các nội dung sẽ làm việc cùng nhau xuyên suốt tháng 10.

Chủ tịch Hội đồng quản trị MCIC – Ông Trần Thành Trung chia sẻ thêm về ý tưởng Hệ thống xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp di động của mình. Theo mô hình hệ thống di động, tất cả các thiết bị sẽ được lắp đặt khép kín trên các container và di chuyển bằng sà lan cỡ lớn đến vị trí tập kết xử lý bùn bất kỳ. MCIC gọi hệ thống di động đó là: Mobile Dredged Mud Treatment Station – MDMT Station (Trạm xử lý bùn nạo vét di động).

Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h
Dây chuyền xử lý bùn nạo vét thử nghiệm tại cảng Cửa Cấm Hải Phòng với công suất 300m3/h

Hai chuyên gia từ Công ty AOMI đánh giá cao ý tưởng của Ông Trung bởi phương án xử lý bùn di động rất phù hợp với thực trạng bùn và vị trí địa lý của nước ta. Ông Oikyama dành lời khen đặc biệt tới Ông Trung bởi sự chuẩn bị đầy đủ về trang thiết bị, nhân lực, kết nối tự động hóa vượt qua sự mong đợi từ phía AOMI.

MCIC đã chuẩn bị kỹ lưỡng về trang thiết bị, nhân lực cho Hệ thống xử lý bùn nạo vét thử nghiệm quy mô công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam
MCIC đã chuẩn bị kỹ lưỡng về trang thiết bị, nhân lực cho Hệ thống xử lý bùn nạo vét thử nghiệm quy mô công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam

Những ngày tiếp theo của tháng 10, MCIC và AOMI bắt đầu vận hành thử các thiết bị: Si lô xi măng, Hệ thống xử lý bùn sơ cấp, Máy trộn vữa tự động, Máy bơm vữa, Máy bơm bùn, Thiết bị điều khiển,… trước khi kết nối tất cả các thiết bị và vận hành cả hệ thống.

Ông Okori dành sự quan tâm đặc biệt tới các chỉ số kỹ thuật của mẫu bùn đầu ra bởi điều đó quyết định sự thành công và khả năng ứng dụng thực tế của Công nghệ này. Với tỷ lệ thử nghiệm 100kg xi măng/1m3 bùn, sản phẩm có kết quả vượt trội so với cát san lấp hiện nay: Kết quả nén UCS (28 ngày) đạt 2,5 – 3,0kg/cm2; Chỉ số xuyên côn >800Kpa.

Quá trình thử nghiệm cho thấy, công nghệ ổn định bùn bằng xi măng có thể tạo ra được vật liệu có cường độ theo yêu cầu, từ 1kg/cm2 đến 3kg/cm2, các chỉ số ưu việt hơn hẳn so với vật liệu cát truyền thống.

Mẫu bùn yếu tại Hải Phòng sau khi được xử lý đổ ra bãi chứa
Mẫu bùn yếu tại Hải Phòng sau khi được xử lý đổ ra bãi chứa

Toàn bộ quá trình thí nghiệm mẫu bùn và quá trình kiểm soát chất lượng, đánh giá chất lượng sản phẩm đầu ra áp dụng theo Tiêu chuẩn Nhật Bản.

Bùn khô ngay khi xả ra bãi sau 15 giờ
Ông Okori và Ông Trung đang test mẫu bùn sau 15 giờ xả ra bãi

Bùn đã được xử lý đóng rắn trên cạn sau 15 giờ đã có thể đứng lên trên bề mặt.

Bùnđã được xử lý đóng rắn trên cạn
Bùn đã được xử lý đóng rắn trên cạn

Bùn đã được xử lý đóng rắn cao độ +1.5 (HĐ), phạm vi ngập nước sau 7 ngày.

Bùn đã được xử lý đóng rắn dưới nước
Bùn đã được xử lý đóng rắn khu vực ngập nước sau 7 ngày

Đặc biệt, với tính năng không hóa lỏng trong nước, khả năng xử lý bùn đặc nguyên dạng (thi công bằng xáng cạp) từ hệ thống tiếp nhận bùn đầu vào và đóng rắn ngay sau 5h, công nghệ này rất phù hợp cho việc thi công nạo vét kết hợp đồng thời san lấp mặt bằng tập trung như: cảng biển, khu công nghiệp, quy hoạch lấn biển,…

Công nghệ lõi K-DPM mà MCIC nhận chuyển giao từ Công ty AOMI đã giúp MCIC hoàn thiện Hệ thống xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp quy mô công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực “xanh hóa” ngành hàng hải nước nhà.

Thành quả là nỗ lực suốt 7 năm trao đổi thông tin, đàm phán và thiện chí ký kết hợp đồng của cả hai bên công ty MCIC và công ty AOMI.

Với những lợi ích lớn về bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế hạ tầng, công nghệ này của MCIC không những góp phần tháo gỡ nút thắt bất cập về nạo vét và san lấp hiện nay mà sẽ giúp cho ngành hàng hải Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.

————————

👉 Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:

👷CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
🏣 Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
🏣 Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
🏣 Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
🌐 Website: mcic-vietnam.com.vn/

 

👷CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
🏣Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
🌐 Website: xulybundnb.myharavan.com/